Bệnh viêm đại tràng và những điều cần biết

Viêm đại tràng là bệnh phổ biến thường gặp. Bệnh được khởi phát từ sau một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn hay các ký sinh vật qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để, dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Bệnh tái phát nhiều lần, biến chứng trở thành viêm đại tràng mạn tính. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Triệu chứng

Vị trí xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái vùng đại tràng gan góc, góc lách. Đau lan dọc theo khung đại tràng. Cường độ đau như sau: đau quặn, mót rặn, phân nhầy mũi, đau quặn từng cơn do đại tràng co bóp khắp bụng, nhất là dưới rốn. Cơn đau có thể nặng hay nhẹ, thưa hay dày tùy vào mức độ viêm, cơn đau kèm theo cảm giác muốn đi ngoài mà không đi được.

benh viem dai trang 1

Khi bị viêm đại tràng người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể sốt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác. Giai đoạn muộn sẽ làm người bệnh gầy sút cần, thiếu máu, thậm chí một số khối u quá lớn sẽ gây tắc ruột.

2. Nguyên nhân

benh viem dai trang 2

Viêm đại tràng có thể được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Do vi khuẩn, virus, bức xạ, thiếu máu; nhiễm các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như shigella, samonella; nhiễm nguyên sinh động vật như amib, lamblia; nhiễm ký sinh trùng, là các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim và các loại sán ruột. Do chế độ ăn uống. Ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột. Hoặc có thể là do táo bón kéo dài.

3. Cách điều trị

benh viem dai trang 3

Để điều trị bệnh viêm đại tràng một cách dứt điểm, bạn phải đến bác sĩ khám chẩn đoán nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh để kê đơn thuốc đúng nhất. Các loại thuốc hay dùng trong điều trị viêm đại tràng là: kháng sinh đường ruột như Biceptol, Flagyl, Flagentyl… và thuốc điều hòa nhu động ruột như Visceralgin, Dobridat, Rekalat…

4. Cách phòng bệnh

benh viem dai trang 4

Để phòng bệnh viêm đại tràng, cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Có chế độ vệ sinh ăn uống hàng ngày phù hợp. Nên ăn chín, uống sôi, không ăn các thức ăn chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh như thịt lợn bị bệnh tai xanh, thịt gà bị bệnh cúm. Không ăn quá nhiều thức ăn lên men chua như dưa, cà,…

Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động, tập thể dục thể thao. Tẩy giun 6 tháng/ lần. Đồng thời khi có các triệu chứng nghi ngờ bị bệnh viêm đại tràng, cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị đúng thuốc, đúng bệnh và triệt để.

5. Một số lưu ý khi bị bệnh viêm đại tràng

– Những ngày không đau: Để giữ gìn sức khỏe, tạo sức đề kháng, tăng sức chịu đựng trong lúc bị cơn đau hành hạ, hãy tranh thủ ăn uống tẩm bổ những khi bệnh chưa bắt đầu tái phát.

– Khi bị táo bón: Giảm chất béo, tăng chất xơ, đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose…. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa.

– Tránh chất kích thích: Những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, chocolate, trà…đều phải kiêng.

benh viem dai trang 5

– Khi bị tiêu chảy: Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ. Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.

– Hạn chế các sản phẩm từ sữa: Trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Hãy thay thế bằng sữa đậu nành.

– Hạn chế mỡ: Tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.

Bài viết liên quan