Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh da phổ biến, bệnh tiến triển mạn tính, hay tái phát nhưng lành tính. Bệnh thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và những hệ lụy của nó. Bệnh tái phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa.
Nguyên nhân
Bệnh vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân. Nhưng được xác định chắc chắn là do 5 yếu tố dưới đây:
– Do di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình do cha cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ. 70% các cặp song sinh cùng mắc phải. Nhiều nghiên cứu cho thấy các kháng nguyên như HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp.
– Do stress, căng thẳng: Thường xuyên làm việc trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng khiến bệnh tình tái phát hoặc tăng lên đột ngột.
– Do nhiễm khuẩn: Vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân ra được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.
– Do thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: uống beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid.
– Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học như gãi, chà xát hoặc các kích thích lý hóa, bệnh nặng nhẹ theo mùa.
Dấu hiệu nhận biết da bị vảy nến
Căn cứ vào những dấu hiệu cụ thể xuất hiện trên bề mặt da mà đoán biết bệnh:
– Thương tổn da: Vùng da bị tổn thương có vẩy đỏ với vẩy trắng phủ lên như sáp nến, vẩy dày, nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong tróc, kích thước to nhỏ khác nhau.
– Thương tổn móng: Có khoảng 30 – 40% bệnh nhân vẩy nến bị tổn thương ở móng tay, móng chân. Các móng ngả vàng đục, dễ mủn và có chấm lỗ rỗ trên bề mặt.
– Thương tổn khớp: Biểu hiện này thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính, cứng khớp, lệch khớp…Bệnh nặng sẽ làm cho người bệnh đi lại khó khăn, đau nhức khắp cơ thể.
Cách phòng ngừa bệnh
Cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh vẩy nến là tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng ngừa bệnh như áp dụng lối sống khoa học, không sử dụng rượu bia, thuốc lá.
Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ăn nhiều hoa quả tươi, chứa nhiều chất xơ như các loại rau họ cải, các loại quả, củ có màu sắc như đu đủ, cà rốt, cà chua. Thường xuyên uống nước và hạn chế căng thẳng, giảm stress, vận động nhẹ nhàng hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
Nhằm hạn chế bệnh vẩy nến phát triển lan rộng, bệnh nhân nên tránh để da bị tổn thương, tránh côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn, virus. Đặc biệt, nếu vẩy nến trở nên nặng và khó chữa, bệnh nhân có thể chọn phương pháp dùng quang hóa trị liệu kết hợp với thuốc trị vẩy nến hoặc trực tiếp đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có cách chữa trị phù hợp.