Bệnh phong thấp là một trong những bệnh kinh niên nguy hiểm, gây tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ở các khớp xương, cột sống, hệ thần kinh, tim và các tổ chức dưới da.
Bệnh gia tăng theo mùa, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, độ ẩm cao, giá rét kéo dài,… gây tê nhức, đau mỏi dai dẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.
1. Nguyên nhân gây bệnh
Do các màng lót các khớp xương bị sưng lên khiến tiết ra một chất đạm làm màng này càng ngày càng dày lên, chất đạm này cũng phá hủy dần lớp xương, sụn, gân và những dây chằng nơi khớp.
Qua thời gian dần dần khiến những khớp xương bị dị dạng méo mó dẫn đến có thể bị phá hủy. Một số người có những gen di truyền khiến họ dễ bị nhiễm trùng và một số yếu tố khác như tuổi già, rượu bia, hút thuốc lá.
2. Triệu chứng gây khó chịu
Triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh phong tê thấp là cảm thấy cứng ở các đầu khớp xương, ảnh hưởng nhiều nhất đó là các khớp xương tay, đầu gối, vai, xương chậu, đặc biệt nhất là trên xương sống. Các khớp xương đau nhức và sưng lên, nhất là các khớp xương nhỏ của bàn chân và bàn tay.
Các khớp và thân thể đau nhức, đau thường chạy từ khớp này sang khớp kia, các khớp khó cử động, cơ thể phát sốt, toàn thân mệt mỏi, thích nằm, mạch phù. Các khớp không cử động được. Bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi, theo thời gian, các khớp xương bị biến dạng.
3. Bệnh phong thấp và những ảnh hưởng xấu
Bệnh phong tê thấp làm rối loạn tự miễn dịch có thể gây khô mắt, mũi, miệng và cổ họng hoặc có thể khô. Người bị bệnh phong tê thấp thường xuất hiện nốt dưới da những cục u cứng nằm dưới da gần chỗ khớp bị đau, những cục u này thường xuất hiện phía sau khuỷu tay và đôi khi xuất hiện cả trong mắt.
Ngoài ra, bệnh khiến các khớp của người bệnh không cử động được, bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi. Nhất là khi bệnh phong tê thấp trở nặng khiến cơ thể mệt mỏi kèm theo sốt nhẹ, theo thời gian các khớp xương bị biến dạng.
4. Phương pháp phòng ngừa bệnh phong thấp
Bạn nên giữ ấm, không để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh, ẩm trong thời gian dài. Thường xuyên tập luyện các bài thể dục phù hợp với sức khỏe.
Tránh lên cân, đặc biệt là béo phì sẽ khiến các khớp xương phải chịu sức nặng nhiều hơn. Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E có trong thực phẩm và các loại hoa quả như: lạc, rau xanh, xoài, bí đỏ, cam, nho, ổi, lạc, rau xanh để tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, các thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp phát triển khỏe mạnh, có chứa glucosamin.
5. Cách khắc phục bệnh phong tê thấp
Người bênh nên thường xuyên tập các bài tập thư giãn như thôi miên, thở sâu, thư giãn bắp thịt. Nên dùng các dụng cụ hỗ trợ vận động như: gậy chống, ràng bàn tay. Đồng thời, nên dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.