Bệnh hen suyễn và cách điều trị

Bện hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là tình trạng đường hô hấp bị viêm nhiễm, phế quản bị co thắt nên người bệnh thường có trạng thái khó thở, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn nên tìm hiểu về bệnh hen suyễn cũng như ghi chú các cách điều trị cụ thể căn bệnh này.

Bệnh hen suyễn và cách điều trị 1

Nguyên nhân

Môi trường ô nhiễm ngày nay đang khiến bệnh hen suyễn có chiều hướng gia tăng. Bệnh cũng ngày càng phổ biến đối với những người lớn tuổi và trẻ em. Tùy theo sức khỏe của từng người mà nguyên nhân gây bệnh hen suyễn có thể khác nhau. Điển hình nhất là nguyên nhân do di truyền. Người bệnh có ba, mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn. Hoặc do bệnh nhân thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi, tiếp xúc với các hóa chất gây hại hay môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng…

Bên cạnh đó, do thời tiết thay đổi đột ngột, khiến đường hô hấp bị nhiễm trùng, mắc các bệnh viêm xoang, viêm phế quản hay bệnh viêm trào ngược dịch dạ dày. Ngoài ra, một số người mắc bệnh hen suyễn do dị ứng với lông chó, mèo, các vật nuôi trong nhà.

Bệnh hen suyễn và cách điều trị 2

Hen suyễn có nhiều triệu chứng khác nhau. Đa phần người bệnh thường xuyên cảm thấy ho, cảm, nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, liên tục hắt hơi, hoặc có nhịp thở không đều, thở khò khè… Nếu phát hiện các dấu hiệu sau, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhà để được kiểm tra và điều trị đúng cách.

Cách điều trị bệnh hen suyễn

Trong tự nhiên, một số nguyên liệu thường được các chuyên gia sử dụng để chữa trị bệnh sen huyễn. Các nguyên liệu này khá đơn giản, phổ biến, rất dễ tìm thấy trong thiên nhiên nhưng trị bệnh sen huyễn cực kỳ hiệu quả.

Canh rau hẹ

Bệnh hen suyễn và cách điều trị 3

Nếu đang mắc bệnh hen suyễn, bạn hãy chịu khó nấu canh rau hẹ ăn hàng ngày. Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít rau hẹ, hoa đu đủ đực và lá dâu tằm tươi. Trước hết, bạn hãy rửa sạch, giã nát hoa đu đủ và lá dâu tằm. Kế đến, cho khoảng 300 ml nước vào, lọc lấy nước rồi bỏ xác. Sau đó, bạn đun 300 ml nước này cho đến khi sôi thì cho rau hẹ vào, nêm nếm lại gia vị theo ý thích. Người bệnh có thể ăn trong những bữa cơm hàng ngày, nhưng chịu khó kiên trì, ăn liên tục trong 3 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Lá dâu tằm và lá khế

Lá dâu tằm và lá khế là bài thuốc trị bệnh hen suyễn từ thiên nhiên. Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 200g lá dâu, 50g lá khế và một chút hạt tía tô. Tiếp theo đó, rửa sạch các thành phần, tán thành bột rồi hãm với 100 ml nước sôi. Bạn nên thuốc phương thuốc này vào mỗi buổi sáng sớm để nhanh chóng trị dứt căn bệnh hen suyễn nhé.

Nước táo và lá chanh

Bệnh hen suyễn và cách điều trị 4

Bên cạnh lá dâu tằm và lá khế, bạn cũng có thể sử dụng lá chanh và táo ta để tạo thành liều thuốc trị bệnh hen suyễn. Đầu tiên, hãy chuẩn bị một ít táo ta và lá chanh. Kế đến, bạn rửa thật sạch các nguyên liệu rồi tán nhỏ thành bột. Sau đó, hãm với một ít nước sôi và uống vào mỗi buổi sáng.

Mật ong và quế

Mật ong có tác dụng kháng viêm, quế có tác dụng làm lành vết thương, chống dị ứng và lở loét. Do đó, người bệnh hen suyễn khi dùng phương thuốc này có thể làm giãn phế quản, hỗ trợ quá trình hô hấp. Bạn hãy chuẩn bị một ít bột quế và khoảng 30 ml mật ong. Sau đó, hòa hai nguyên liệu này lại với nhau. Bạn có thể pha hỗn hợp này với một ly sữa nóng cho dễ uống.

Trứng gà ngâm nghệ

Bệnh hen suyễn và cách điều trị 5

Trứng gà ngâm nghệ là một trong những món ăn chữa trị bệnh hen suyễn cực kỳ hiệu quả. Sau đó, chuẩn bị khoảng 100 ml nước lọc, cho thêm một chút muối. Nghệ rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào dung dịch nước muối này. Tiếp đến, bạn dùng kim tạo thành hai lỗ nhỏ trên 2 đầu quả trứng và ngâm vào dung dịch nước muối nghệ trong khoảng từ 2 đến 3 ngày. Cuối cùng, bạn chỉ việc luộc chín và ăn dần.

Ngoài ra, để phòng tránh căn bệnh hen suyễn, bạn nên mặc quần áo ấm trong những ngày trời lạnh, đồng thời, thường xuyên rèn luyện cơ thể, tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng. Nếu trong gia đình có người bị bệnh hen suyễn, cần hạn chế nuôi chó, mèo…

Bài viết liên quan