Mất ngủ là trạng thái một người bình thường ngủ không được đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ ngày. Mất ngủ lâu ngày không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt đời sống mà còn là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, có thể là do những lo âu căng thẳng trong đời sống hàng ngày chưa được giải quyết; do những hành vi cá nhân như hút thuốc lá, uống cà phê nhiều, thay đổi múi giờ khi đi xa. Vậy làm cách nào để trị chứng mất ngủ hiệu quả? Cùng chúng tôi tham khảo một số cách trị chứng mất ngủ dưới đây.
1. Trị chứng mất ngủ bằng củ gừng
Gừng tươi không chỉ có tác dụng hỗ trợ trong nấu ăn, chữa bệnh mà còn giúp trị chứng mất ngủ hiệu quả.
Chuẩn bị: bạn có thể chọn 1 củ gừng to hay nhỏ tùy vào mức độ ăn cay của từng người; lấy 1 lượng đường phèn vừa đủ cho lượng nước 500ml.
Cách nấu: Cho gừng vào nước lạnh khoảng 600ml, cho 1 lần uống và đem đun sôi, sau khi nước sôi cho đường vào, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 15 phút là được.
Thời gian uống: Uống vào buổi trưa hoặc buổi chiều để có tác dụng vào lúc đi ngủ. Thời gian đầu khi mất ngủ trầm trọng, có thể uống khoảng 1 lít nước đường gừng. Sau 1 thời gian khi bệnh đã chuyển, có thể giảm xuống uống 500ml rồi dần dần duy trì cách ngày uống 1 lần 500ml. Chỉ 1 thời gian ngắn, bảo đảm bạn sẽ được ngủ ngon giấc mỗi ngày.
2. Trị chứng mất ngủ bằng đậu xanh
Ít người biết rằng đậu xanh rất ngon và có chứa một lượng lớn vitamin B6, một vitamin cần thiết cho việc sản xuất melatonin. Melatonin là hormone có trách nhiệm với giấc ngủ, nếu nó không được sản xuất với khối lượng chính xác, bạn sẽ không dễ rơi vào giấc ngủ. Đậu xanh kích thích sự sản xuất melatonin, do đó giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn, và duy trì giấc ngủ cho đến sáng.
Bạn có thể dùng 50 gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa. Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.
3. Trị chứng mất ngủ với hoa bách hợp
Hoa bách hợp hay còn gọi là hoa loa kèn là một loài hoa có tính hàn, giúp ngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ thần kinh. Nếu dùng thường xuyên có thể tránh được các bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ và nhiều bệnh khác.
Bạn có thể hấp chín 200 gram hoa bách hợp và cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn rồi trộn đều. Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng. Nếu dùng lâu dài, bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
4. Trị chứng mất ngủ bằng mật ong
Mật ong có thể thúc đẩy giấc ngủ thông qua dự trữ glycogen. Đây là một cách chữa mất ngủ hiệu quả. Bạn có thể sử dụng mật ong để trị mất ngủ bằng hai cách:
– Uống mật ong nguyên chất: để trị chứng mất ngủ bằng mật ong rất đơn giản. Các chuyên gia khuyên bạn chỉ cần uống một hoặc hai muỗng mật ong trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ rất tốt.
Đặc biệt, các bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc thường xuyên uống mật ong vào buổi tối bị tăng cân. Một thí nghiệm đã chứng minh việc tiêu thụ mật ong vào buổi tối không khiến cho cân nặn của bạn tăng thêm.
– Kết hợp mật ong với các nguyên liệu khác: các bạn có thể kết hợp uống mật ong hòa vào sữa nóng để uống trước khi đi ngủ. Hoặc thêm 1 hoặc 2 muỗng mật ong vào một tách trà hoa cúc và nhâm nhi dần dần trước khi đi ngủ khoảng 30 phút cho đến 1 tiếng sẽ có tác dụng giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
5. Trị chứng mất ngủ bằng hoa cúc tươi
Cúc tươi 30g, thịt gà 300g, đậu hà lan 20g, dầu thực vật, lòng trắng trứng gà, nước dùng, rượu vang, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Cúc hoa sắc kỹ lấy nước bỏ bã; thịt gà rửa sạch, loại bỏ gân, thái chỉ rồi trộn đều với lòng trắng ttrứng gà và một chút bột mì; cho dầu thực vật vào chảo đun nóng già rồi cho thịt gà vào đảo cho săn miếng thịt; phi hành tỏi cho thơm rồi đổ nước sắc cúc hoa, thịt gà, gừng tươi thái chỉ và một chút rượu vang vào, đun sôi vài phút là được, ăn nóng.
Công dụng: Thanh can minh mục, khu phong trấn tĩnh, dùng cho trường hợp mất ngủ kèm theo đau đầu, nhức mỏi mắt, thị lực suy giảm, huyết áp cao hoặc có xu hướng tăng cao.