Chứng mất ngủ khi mang thai

Hiện tượng mất ngủ khi mang thai là một trong những hiện tượng phổ biến do cơ thể thay đổi của mẹ bầu. Vậy hiện tượng này có ảnh hưởng đến thai nhi và làm thế nào để khắc phục?

1.Vì sao mẹ bầu mất ngủ

High angle view of a sleepy young woman suffering from headache with eyes closed in bed at home

-Khi mang thai, những hormone nội tiết tố và các tác dụng phụ khiến mẹ bầu có các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng và dẫn đến mất ngủ.

-Giấc mơ trong thai kì cũng là một nguyên nhân khiến mẹ bầu trằn trọc, khó ngủ.

-Bên cạnh đó, vị trí ngủ không thoải mái cũng là điều cần chú ý. Để tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé, mẹ bầu nên tham khảo và chọn những tư thế ngủ phù hợp với từng giai đoạn thai kì và tận hưởng một giấc ngủ thoải mái.

-Thai nhi “quậy” trong bụng mẹ cũng khiến mẹ bầu giật mình tỉnh giấc và bị ” ngủ dở chừng”.

Nếu gặp hiện tượng trên, mẹ bầu đừng quá lo lắng về việc thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Thai nhi được bảo vệ nhờ lớp da, lớp cơ, nước ối bao bọc, vì thế bé sẽ không bị làm phiền bởi những âm thanh khó chịu bên ngoài khiến mẹ khó ngủ.

Sức khỏe của bé chỉ bị ảnh hưởng khi mẹ vì mất ngủ mà biếng ăn, mệt mỏi, nhức đầu. Từ đó có thể dẫn đến hiện tượng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.

2. Cách khắc phục triệu chứng mất ngủ ở mẹ bầu

Pregnant woman lying in bed

Để có một giấc ngủ sâu và thoải mái đến sáng, mẹ bầu có thể tham khảo các cách khắc phục sau, sẽ hữu ích cho cả mẹ và bé.

-Không xem tivi, đọc sách báo, dùng điện thoại trên giường. Ánh sáng hắt ra từ các đồ điện tử sẽ làm cho não bộ bị ảnh hưởng, gây căng thẳng thần kinh dẫn đến mất ngủ.

-Chỉ ngủ khi cảm thấy thật buồn ngủ, nghe nhạc để dễ ngủ hơn., dễ chìm sâu vào giấc ngủ.

-Ăn uống lành mạnh, tránh rượu, bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn quá cay và nóng. Tránh tất cả các loại đồ ăn thức uống có chứa caffeine gây rối loạn giấc ngủ.

-Tập thể dục điều độ, nhất là bộ môn yoga có thể giúp bầu dễ ngủ hơn.

-Không nên có nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày, tốt nhất chỉ chợp mắt vào buổi trưa khoảng 30-45 phút.

-Massgage hoặc ngâm chân trong nước ấm có thể giúp khắc phục được chứng chuột rút khi mang thai, cải thiện giấc ngủ ngon cho mẹ bầu.

-Hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối, nhất là sau 8 giờ tối để tránh đi tiểu đêm.

-Nếu tình trạng mất ngủ ngày càng trầm trọng, nên liên hệ với bác sĩ để uống thuốc phù hợp vừa giúp bạn dễ ngủ vừa không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

-Kê gối cao đầu khi ngủ để hạn chế sự khó chịu do hệ tiêu hóa gây ra.

-Nên giữ tâm lí thoải mái để không gây ảnh hưởng đến tinh thần của bé sau này. Hạn chế lo lắng khi mang thai.

Bài viết liên quan