Tự kỉ là một biểu hiện của chứng rối loạn tâm thần. Hiện nay, số lượng trẻ em mắc bệnh tự kỉ ngày càng gia tăng. Vì vậy, các mẹ nên tìm hiểu thật kỹ về căn bệnh này, cũng như tham khảo một số cách chữa trị hiệu quả bệnh tự kỉ ở trẻ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỉ
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tự kỉ ở trẻ. Tuy nhiên, theo một số thống kê, nguyên nhân mắc bệnh tự kỉ phổ biến nhất chính là do di truyền. Khi trẻ mắc bệnh tự kỉ, ba mẹ sẽ nhận thấy trẻ thường gặp khó khăn khi giao tiếp với người khác. Đặc biệt là trẻ không vui vẻ, cười đùa, ít giao tiếp bằng mắt với người khác và thường xuyên có những hành động, lời nói lặp đi lặp lại nhiều lần.
Hơn nữa, trẻ mắc bệnh tự kỉ cũng ít chịu hoạt động, không có hứng thú với các hoạt động thể chất, không chịu tham gia các trò chơi sôi nổi như các trẻ bình thường khác. Trẻ có dấu hiệu sống khép kín, lãnh đạm, thờ ơ, thậm chí khó thích nghi với các hoàn cảnh xung quanh cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, trẻ cũng thường xuyên rụt rè, nhút nhát, sợ vật lạ, người lạ, trẻ không thích chơi với bạn bè, chỉ chơi với các đồ vật quen thuộc. Đi kèm với các dấu hiệu này là trẻ hay bị rối loại về tiêu hóa, đau bụng, chậm nói và tiếp thu ngôn ngữ kém.
Do đó, nếu bé đến 16 tháng tuổi mà vẫn không chịu tập nói, không thể nói được từ nào thì rất có thể trẻ có triệu chứng của bệnh tự kỉ. Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị kịp thời.
Cách chữa trị căn bệnh tự kỉ ở trẻ
Tùy vào thể trạng, sức khỏe và tình hình bệnh của trẻ mà các bác sĩ sẽ áp dụng các cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, các bác sĩ đều sử dụng phương pháp y học, kết hợp với những liệu pháp giao tiếp và liệu pháp hành vi.
Khi sử dụng phương pháp y học, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng một số loại thuốc thích hợp để kiểm soát tình trạng bệnh, cũng như hỗ trợ hệ thần kinh. Đồng thời, ba mẹ nên cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thức ăn có chứa nhiều vitamin, các khoáng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Đối với trẻ tự kỉ, liệu pháp về giao tiếp là hoàn toàn cần thiết, giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ tốt hơn. Ngoài ra, cũng giúp trẻ vượt qua những rào cản về tâm lý, cũng như dễ dàng hòa nhập với mọi người và cuộc sống xung quanh.
Bên cạnh đó, liệu pháp về hành vi sẽ giúp trẻ điều tiết và hạn chế các hành động bắt chước, lặp đi lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, các mẹ nên để ý theo dõi, khích lệ, động viên, cũng như khen thưởng bé, khi thấy bé có những biểu hiện tốt nhé.