Cẩm nang thông tin bệnh trẻ em, cách phòng tránh và chữa trị https://dochoitreem.com/category/benh-tre-em/ Shop đồ chơi trẻ em tphcm chuyên bán đồ chơi cao cấp giá rẻ an toàn tuyệt đối, kích thích sự phát triển thông minh ở trẻ, giao hàng nhanh trên toàn quốc. Fri, 12 Jul 2019 19:02:24 +0000 en-US hourly 1 Cách trị sổ mũi ở trẻ nhỏ hiệu quả https://dochoitreem.com/cach-tri-mui-o-tre-nho-hieu-qua/ Mon, 04 Jan 2016 07:03:22 +0000 http://dochoitreem.com/?p=13057 Sổ mũi là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu chữa trị đúng và kịp thời thì sẽ không gây nguy hiểm. Thông thường, trẻ sổ mũi do sự thay đổi của thời tiết. Khi thấy trẻ có những triệu chứng như: hắt hơi, chảy nước mũi dạng lỏng, bé sụt sịt mũi…thì ba mẹ […]

The post Cách trị sổ mũi ở trẻ nhỏ hiệu quả appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Sổ mũi là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu chữa trị đúng và kịp thời thì sẽ không gây nguy hiểm. Thông thường, trẻ sổ mũi do sự thay đổi của thời tiết. Khi thấy trẻ có những triệu chứng như: hắt hơi, chảy nước mũi dạng lỏng, bé sụt sịt mũi…thì ba mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây để chữa trị cho bé.

Benh-so-mui-o-tre-nho-3

1.Cho bé dùng gừng và mật ong

honey, lemon and ginger on a wooden background

Gừng và mật ong là hai vị thuốc “gia truyền” và có rất nhiều công dụng. Khi bé bị sổ mũi, ba mẹ hãy lấy 1 miếng gừng nhỏ, rửa sạch, bỏ vỏ và giã nát. Cho vào đun với một chút nước và 1 thìa mật ong, khuấy đều rồi cho bé uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 muỗng café. Pha loãng và giữ ấm.

Cách này có thể dùng khi bé bị sổ mũi, nhiễm lạnh cũng như ngạt mũi; tuy nhiên không dùng được cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

2.Dùng tinh dầu tràm

Benh-so-mui-o-tre-nho-2

Ba mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc các tinh dầu dành riêng cho em bé, đổ một ít ra tay, xoa đều vào lòng bàn tay hoặc gan bàn chân cho bé. Hoặc có thể cho đổ một ít dầu ra ngón tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Cách này có thể để chữa sổ mũi cũng như nghẹt mũi.

3. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lí

Vệ sinh mũi sẽ lấy đi những chất bẩn, nước mũi đang làm tắc đường thở của bé. Với trẻ sơ sinh, mẹ hút, rửa mũi cho con 4 lần/ngày bằng Natri Clorid 0,9% và dụng cụ hút mũi. Với trẻ lớn, xịt mũi cho con để làm loãng dịch mũi, sau đó hướng dẫn con tự xì/hỉ mũi từng bên một bằng giấy sạch, mềm, loại dùng một lần.

Khi sử dụng biện pháp này, ba mẹ nên tham khảo bác sĩ để có cách sử dụng đúng đắn. Tuyệt đối không dùng miệng hút mũi bé hoặc bóp hai cánh mũi, bé có thể bị nhiễm khuẩn và càng bị sổ mũi nặng hơn.

4.Cho bé uống Siro

Với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, ba mẹ có thể cho bé uống các loại thuốc trị nghẹt mũi, sổ mũi dạng siro, dễ uống và giảm nhanh các triệu chứng, giúp bé thở dễ dàng và khỏi bệnh.

The post Cách trị sổ mũi ở trẻ nhỏ hiệu quả appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Viêm gan B ở trẻ nhỏ và những điều cần biết https://dochoitreem.com/viem-gan-b-o-tre-nho-va-nhung-dieu-can-biet/ Mon, 04 Jan 2016 07:03:07 +0000 http://dochoitreem.com/?p=13062 Viêm gan B là một trong những căn bệnh nguy hiểm, nhất là với trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến hậu quả xấu, kể cả tử vong. Ba mẹ cần biết rõ về căn bệnh nguy hiểm này để có những cho bé đi tiêm phòng kịp thời. […]

The post Viêm gan B ở trẻ nhỏ và những điều cần biết appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Viêm gan B là một trong những căn bệnh nguy hiểm, nhất là với trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến hậu quả xấu, kể cả tử vong. Ba mẹ cần biết rõ về căn bệnh nguy hiểm này để có những cho bé đi tiêm phòng kịp thời.

1.Bệnh viêm gan B là gì?

viem-gan-B-o-tre-nho-va-nhung-dieu-can-biet-2

Bệnh viêm gan B là một bệnh nhiễm khuẩn ở gan và gây ra bởi vi rút viêm gan B. Khi nhiễm vi rút lần đầu, người nhiễm có thể bị bệnh cấp tính và có thể biểu hiện triệu chứng lâm sàng từ nhẹ đến nặng. Một số người có khả năng chống lại viêm gan B và “làm sạch” được vi rút trong cơ thể. Số còn lại thì phải sống với viêm gan B cả đời (mạn tính). Theo thời gian, người nhiễm viêm gan B mạn tính sẽ dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan.

2.Dấu hiệu của bệnh viêm gan B

Trong giai đoạn đầu, căn bệnh này không có triệu chứng rõ ràng. Trẻ em và trẻ sơ sinh gần như không thấy triệu chứng. Sau 3-4 tháng sẽ thấy các biểu hiện như sau, nhất là với trẻ lớn:

–  Chán ăn (không muốn ăn)

–  Sốt

–  Mệt mỏi

–  Đau cơ, đau khớp và đau dạ dày

–  Buồn nôn, tiêu chảy và nôn

–  Nước tiểu đục

–  Vàng da, vàng mắt

Nếu thấy các triệu chứng trên, cần đi đến bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.

3.Cách điều trị bệnh viêm gan B

Hiện nay điều trị viêm gan Virus B có nhiều loại thuốc. Trước tiên là thuốc đặc hiệu mà ta thường gọi là thuốc “bổ gan”:  Legalon, vitamin nhóm B…  Muốn điều trị có hiệu quả, nên sử dụng những loại thuốc ức chế sự nhân lên của Virus hoặc diệt Virus như Lamivudine (Zeffix), Adefovir (Hepsera), Entercavir (Baraclude), IFN (có thể tiêm 1-3 lần một tuần). Hiện nay các loại thuốc điều trị này đều có mặt ở Việt Nam.

Không điều trị bệnh tại nhà hay tự mua thuốc để uống. Cần đến các bệnh viện chuyên trị để được sự hướng dẫn đúng cách và kiên trì điều trị để không để lại biến chứng sau này.

4.Cách phòng bệnh viêm gan B

viem-gan-B-o-tre-nho-va-nhung-dieu-can-biet-1

Để phòng tránh đến mức tối đa bệnh Viêm gan Virus B, nên coi việc tiêm phòng viêm gan Virus B lên hàng đầu. Nếu thực hiện tiêm phòng vacxin viêm gan B tốt sẽ làm giảm tỉ lệ người nhiễm virus viêm gan B, từ đó viêm gan Virus B mạn tính, xơ gan, ung thư gan sẽ giảm đáng kể.

Khi trẻ sinh ra nghi ngờ bị viêm gan B, cần cho trẻ đi khám bệnh ngay ở cơ sở y tế có đủ điều kiện xét nghiệm. Sau khi khám bệnh xác định trẻ bị viêm gan B, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và khi thấy trẻ vàng da thuyên giảm hoặc hết thì nên đưa trẻ đi khám định kỳ hàng tháng trong vòng khoảng 6 tháng.

viem-gan-B-o-tre-nho-va-nhung-dieu-can-biet-3

Đối với trẻ sau khi sinh ra mà không bị viêm gan B thì cần được tiêm phòng vắc-xin mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh. Trẻ đó phải được tiêm phòng mũi thứ 2 sau một tháng cách mũi 1 và mũi thứ 3 khi trẻ được 2 tháng tuổi.

Đối với những trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm viêm gan Virus B phải tiêm phòng Vacxin viêm gan B và Hepaig sau vài phút khi đẻ mới có hi vọng trẻ mới không bị nhiễm.

The post Viêm gan B ở trẻ nhỏ và những điều cần biết appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Cách xử lí khi trẻ bị nôn https://dochoitreem.com/cach-xu-li-khi-tre-bi-non/ Sat, 26 Dec 2015 12:57:40 +0000 http://dochoitreem.com/?p=12859 Trẻ do còn nhỏ nên hệ tiêu hóa chưa ổn định, rất dễ xảy ra hiện tượng nôn trớ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ xanh xao vàng vọt, nôn ra cả đường mũi, nôn vọt từng dòng…khiến cha mẹ hoang mang lo lắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu, hiện […]

The post Cách xử lí khi trẻ bị nôn appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Trẻ do còn nhỏ nên hệ tiêu hóa chưa ổn định, rất dễ xảy ra hiện tượng nôn trớ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ xanh xao vàng vọt, nôn ra cả đường mũi, nôn vọt từng dòng…khiến cha mẹ hoang mang lo lắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu, hiện tượng này là hoàn toàn bình thường, chỉ cần xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời là sẽ không gây nguy hiểm gì cho trẻ.

Nôn trớ ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: bị vướng ở cổ, ép ăn, mất nước, virus dạ dày… hay nặng hơn là ngộ độc thực phẩm. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến và cách điều trị khi trẻ bị nôn trớ.

1.Nôn do mất nước

Khác với người lớn, trẻ rất nhanh mất nước. Khi trẻ nôn với số lượng lớn, cần xem có phải do mất nước hay không bằng cách quan sát biểu hiện: trẻ cáu kỉnh, miệng lưỡi khô, đi tiểu ít, nước tiểu sậm màu…

Cách điều trị lúc này là cho trẻ uống nước từng chút một. Có thể sau khi uống trẻ có thể bị nôn tiếp nhưng đừng nghĩ trẻ nôn luôn số nước vừa uống, bé sẽ hấp thu được một ít. Tiếp tục cho bé uống đến khi bé đi tiểu lại.

tri-trung-hay-non-o-tre-nho-1

2.Uống nước gừng

tri-trung-hay-non-o-tre-nho-3

Nước gừng là một trong những bài thuốc cổ truyền mà dân gian để lại. Khoa học đã chứng minh, nước gừng sẽ làm giảm các cơn đau ở dạ dày và đường ruột, kiểm soát triệu chứng buồn nôn. Có thể cho trẻ 2 tuổi trở lên uống nước gừng ấm pha loãng và uống từng chút một.

3.Cho trẻ ăn với chế độ chất lỏng

Kể từ lần nôn cuối cùng, sau vài giờ, cha mẹ hãy cho bé ăn lỏng, loãng để đường ruột hấp thu tốt hơn, không bị quá tải và được co bóp nhẹ nhàng. Không nên kiêng khem quá nhiều sẽ làm bé suy dinh dưỡng, mệt mỏi, tích cực cho bé uống sữa, cháo loãng, nước hoa quả…

4.Dùng thuốc

tri-trung-hay-non-o-tre-nho-2

Cha mẹ đừng quá lo lắng về hiện tượng nôn trớ ở trẻ, cần xác định đúng nguyên nhân để có cách giải quyết phù hợp. Không nên cho bé sử dụng thuốc chống nôn ngay, vì nếu trẻ bị nôn do virus dạ dày thì thuốc sẽ không có tác dụng gì. Nếu trẻ bị nôn nhiều và không dứt thì cần đưa đến bác sĩ để chẩn đoán và có phương án chữa trị phù hợp.

 

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Một đứa trẻ bị nôn trớ cần được chăm sóc y tế nếu:

  • Là trẻ dưới 12 tuần tuổi và nôn nhiều hơn một lần.
  • Có dấu hiệu mất nước, hoặc cha mẹ nghi ngờ trẻ đã ăn hoặc uống thuốc gì đó gây ngộ độc.
  • Có cử chỉ mất tri giác; có sốt cao, đau đầu, phát ban, cứng cổ, hoặc đau dạ dày
  • Có máu hoặc mật trong chỗ nôn ói, hoặc cha mẹ nghĩ rằng trẻ có thể bị viêm ruột thừa
  • Khó thức dậy, nhìn ốm yếu xanh xao, đã nôn ói hơn 8 giờ, hoặc nếu bạn đang lo lắng.

Đây là những dấu hiệu của trẻ đã bị bệnh, cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

 

The post Cách xử lí khi trẻ bị nôn appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Những điều cần biết về tật cận thị ở trẻ nhỏ https://dochoitreem.com/nhung-dieu-can-biet-ve-tat-can-thi-o-tre-nho/ Wed, 09 Dec 2015 02:30:30 +0000 http://dochoitreem.com/?p=12683 Cận thị là một trong những bệnh về mắt phổ biến ở trẻ nhỏ. Cận thị là tật khúc xạ của mắt khiến trẻ không thể nhìn rõ những vật ở xa và gây phiền toái cho các hoạt động của trẻ. Ba mẹ cần chú ý vấn đề này vì nếu không phát hiện […]

The post Những điều cần biết về tật cận thị ở trẻ nhỏ appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Cận thị là một trong những bệnh về mắt phổ biến ở trẻ nhỏ. Cận thị là tật khúc xạ của mắt khiến trẻ không thể nhìn rõ những vật ở xa và gây phiền toái cho các hoạt động của trẻ. Ba mẹ cần chú ý vấn đề này vì nếu không phát hiện sớm, trẻ sẽ bị nặng thêm và ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

can-thi-o-tre-nho-va-nhung-dieu-can-biet-2

1.Triệu chứng cận thị

Thông thường, trẻ có dấu hiệu cận thị hay nheo mắt để cố gắng nhìn rõ vật ở phía trước. Trẻ hay bị mỏi mắt, nhức đầu khi nhìn lâu, cảm thấy mệt mỏi khi hoạt động, chơi thể thao. Trẻ hay dụi mắt, chớp mắt.

2. Nguyên nhân gây cận thị ở trẻ nhỏ

Trẻ cận thị thường do hai nguyên nhân chính, một là do di truyền từ bố mẹ, hai là do thói quen sinh hoạt không khoa học diễn ra thường ngày. Hiện nay, nguyên nhân thứ hai là phổ biến nhất.

-Trẻ có thói quen xem tivi hay đọc sách, truyện quá gần, nhất là những nơi có ánh sáng kém. Ánh sáng với cường độ mạnh hắt ra từ tivi và tiếp xúc thẳng vào mắt trẻ rất có hại. Nên cho trẻ ngồi với khoảng cách hợp lí và ở nơi có ánh sáng đầy đủ.

-Trẻ thiếu ngủ, mắt không được nghỉ ngơi đầy đủ dẫn đến tình trạng mỏi, lâu dần sẽ chuyển thành cận thị. Ba mẹ nên tập sẽ thói quen đi ngủ sớm và nghỉ ngơi hợp lí.

-Trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc sinh ra quá bé.

-Thời gian ở trong nhà nhiều hơn ở ngoài trời, thời gian tiếp xúc với đèn điện nhiều hơn tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.

3. Điều trị tật cận thị

-Nếu phát hiện những triệu chứng trên, hãy đưa trẻ ngay đến bệnh viện mắt và cho trẻ đeo kính theo chỉ định của bác sĩ mắt.

can-thi-o-tre-nho-va-nhung-dieu-can-biet-3

-Đưa trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo độ kính được sử dụng đúng cách.

-Không được nhìn quá gần, khoảng cách tối thiểu từ mắt đến trang sách là 30cm. Khi xem TV, khoảng cách đề nghị tối thiểu là 3 mét.

can-thi-o-tre-nho-va-nhung-dieu-can-biet-4

-Bổ sung cho trẻ vitamin A hoặc các thực phẩm chức năng bảo vệ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ.

The post Những điều cần biết về tật cận thị ở trẻ nhỏ appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Chứng khóc đêm ở trẻ và những điều cần lưu ý https://dochoitreem.com/chung-khoc-dem-o-tre-va-nhung-dieu-can-luu-y/ Thu, 03 Dec 2015 23:24:03 +0000 http://dochoitreem.com/?p=12483 Bé quấy khóc vào ban đêm luôn là nỗi sợ hãi, ám ảnh của cha mẹ. Bé quấy khóc, oặt ẹo, dỗ không nín, khóc trong nhiều tiếng liền, đang ngủ bỗng khóc thét…là những biểu hiện thường thấy của chứng bệnh này. Vậy vì sao bé lại khóc đêm và chữa trị như thế […]

The post Chứng khóc đêm ở trẻ và những điều cần lưu ý appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Bé quấy khóc vào ban đêm luôn là nỗi sợ hãi, ám ảnh của cha mẹ. Bé quấy khóc, oặt ẹo, dỗ không nín, khóc trong nhiều tiếng liền, đang ngủ bỗng khóc thét…là những biểu hiện thường thấy của chứng bệnh này. Vậy vì sao bé lại khóc đêm và chữa trị như thế nào?

Bé khóc đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất và những điều cần lưu ý.

 tri-chung-khoc-dem-o-tre-1

1.Bé mọc răng

Bé thường mọc răng từ giai đoạn 5 tháng tuổi đến 2 tuổi. Trong thời gian này, bé có thể bị sốt, đau, khó chịu nên khóc đêm. Nếu vì nguyên do này, ba mẹ mau chóng đưa bé đến bác sĩ để có những biện pháp điều trị kịp thời.

2.Nhiệt độ không phù hợp

Theo nghiên cứu, trẻ em thích hợp nhất với nhiệt độ 26 độ C. Chính vì thế, việc quá nóng hay quá lạnh cũng khiến bé khó chịu và quấy khóc “phản đối”. Ba mẹ cần nhớ và lưu ý nhiệt độ nơi bé ngủ.

3.Âm thanh quá to

Bé có thính giác khá nhạy, nên âm thanh quá to hoặc náo nhiệt sẽ khiến bé ngủ dở giấc và quấy khóc. Ba mẹ nên giữ không gian yên tĩnh cho bé ngủ, hạn chế những âm thanh quá to và đột ngột khiến bé hoảng sợ.

4.Bé hoạt động quá sức

Ban ngày vui chơi quá nhiều khiến ban đêm khó ngủ. Điều tưởng chừng như vô lí nhưng đó là sự thật. Sự kích thích từ những hoạt động ban ngày có thể “lưu lại” vào ban đêm. Chính vì thế, trước khi đi ngủ, ba mẹ hạn chế cho bé nô đùa quá mức và chỉ vận động nhẹ nhàng mà thôi.

5.Thái độ của người chăm sóc trẻ

tri-chung-khoc-dem-o-tre-4

 

Người chăm sóc sẽ khó tính, hay nạt nộ cũng là một nguyên nhân khiến bé sợ hãi và khóc thét vào ban đêm. Để tránh ảnh hưởng đến trẻ, người chăm sóc cần biết điều hòa cảm xúc và yêu thương nhiều hơn.

6.Tác động từ bên ngoài

Phòng ngủ của bé có mùi xịt phòng, mùi thuốc là, mùi ẩm mốc….khiến bé không ngủ được và quấy khóc. Ba mẹ cần lưu ý về không khí trong phòng bé, cần mùi tự nhiên và thông thoáng để bé có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng, tránh để các mùi lạ làm bé tỉnh giấc giữa chừng.

Smoke

7.Các bệnh về đường ruột

Bé thường hay đau bụng và dị ứng với các thực phẩm, nhất là vào mùa hè và mùa thu. Nếu mắc các loại bệnh này, bé sẽ cảm thấy khó chịu và quấy khóc vào ban đêm. Nếu thấy bé bị chướng bụng, ba mẹ cần đưa bé đến ngay bác sĩ để khám và điều trị kịp thời, càng để lâu bệnh sẽ càng nguy hiểm.

8.Các nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, các vấn đề khác như quần áo chật chội, ngứa ngáy, nghẹt mũi, bị côn trùng cắn, tã ướt…cũng khiến bé ngủ không yên và khóc đêm. Ba mẹ cần quan tâm đến bé nhiều hơn và để ý thật kĩ những điều này.

The post Chứng khóc đêm ở trẻ và những điều cần lưu ý appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Chảy mủ tai ở trẻ https://dochoitreem.com/chay-mu-tai-o-tre/ Fri, 13 Nov 2015 02:17:12 +0000 http://dochoitreem.com/?p=10579 Chảy mủ tai ở trẻ em hay còn gọi là bệnh thối tai theo cách nói dân gian. Chảy mủ tai là biểu hiện cho những trường hợp viêm tai mạn tính có chảy mủ. Nếu mủ có mùi thối đó là dấu hiệu của loại viêm tai nguy hiểm. Chảy mủ tai xảy ra […]

The post Chảy mủ tai ở trẻ appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Chảy mủ tai ở trẻ em hay còn gọi là bệnh thối tai theo cách nói dân gian. Chảy mủ tai là biểu hiện cho những trường hợp viêm tai mạn tính có chảy mủ. Nếu mủ có mùi thối đó là dấu hiệu của loại viêm tai nguy hiểm. Chảy mủ tai xảy ra ở trẻ em nếu không được chữa trị kịp thời, có dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

1. Nguyên nhân gây chảy mủ tai ở trẻ

chay mu tai o tre

Nguyên nhân gây chảy mủ tai ở trẻ khá khó nhận biết, đôi khi xuất phát từ một đợt sốt siêu vi, cơn cảm cúm hay viêm họng, viêm xoang, viêm đường hô hấp,… Chảy mủ tai có thể được nhận biết là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị viêm tai giữa. Thông thường, tai trẻ xuất hiện mủ và nước sau từ 5-7 ngày bị sổ mũi liên tục. Khi bắt gặp những triệu chứng như vậy thì mẹ nên cảnh giác phòng ngừa cho bé.

2. Triệu chứng của bệnh

– Giai đoạn xung huyết, mủ chưa kịp hình thành. Lúc này trẻ đang chảy mũi vàng xanh, ngạt tắc mũi đột nhiên xuất hiện đau nhói trong tai, đau lan từ tai lên thái dương hoặc xuống họng. Có thể sốt hoặc không sốt tùy phản ứng của cơ thể từng bé.

chay mu tai o tre 2

– Trong tai trẻ sẽ xuất hiện tiếng ù, khó chịu và sức nghe giảm đáng kể. Khi thấy trẻ có hiện tượng này, các bậc phụ huynh hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được khám cụ thể. Nếu không thăm khám kịp thời, mủ sẽ bắt đầu xuất hiện trong tai và diễn tiến bệnh nặng hơn.

– Trẻ có thể sẽ bị sốt, đau nhức và chảy mủ tai. Mủ đọng trong tai giữa có thể biến chứng vào não gây viêm màng não, liệt mặt nếu màng nhĩ không vỡ cho mủ chảy ra ngoài. Nếu mủ trong tai giữa không điều trị kịp thời ra khỏi hòm nhĩ sẽ để lại du chứng như viêm tai giữa, gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

3. Cách chăm sóc khi trẻ bị chảy mủ tai

– Các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ tai về nhỏ cho trẻ. Thay vào đó, các mẹ nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để chăm sóc cho trẻ đúng cách.

chay mu tai o tre 3

– Đừng quên vệ sinh tai cho bé hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn mà bác sĩ kê toa các mẹ nhé. Và tuyệt đối không để nước tiếp xúc với tai trẻ khi tắm.

– Không dùng tăm bông chọc ngoáy mạnh vào tai trẻ để tránh gây xước hoặc tổn thương bên trong, khiến bệnh tình của trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn, có thể là nhiễm trùng.

– Không tự ý dùng các dụng cụ hút mủ tai không được vô khuẩn sẽ gây bội nhiễm các loại vi khuẩn khác làm cho bệnh trở nên dai dẳng khó điều trị hơn.

4. Phòng ngừa bệnh chảy mủ tai ở trẻ em

Khi trẻ bị sổ mũi, không để trẻ xì mũi bằng cách bịt hai lỗ mũi. Thay vào đó, hãy bịt một bên, hở một bên để tiết dịch ra ngoài. Nên đặc biệt cẩn trọng trong quá trình lấy ráy tai cũng như sử dụng công cụ hợp lý, vệ sinh và chỉ nên dùng một lần. Thường xuyên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và trị bệnh về tai kịp thời.

chay mu tai o tre 4

Khi cho trẻ ăn nên để trẻ ngồi, có thể bế hoặc ngồi trên ghế, trên xe… Vì nếu ăn trong tư thế nằm, không may trẻ bị sặc thức ăn sẽ tràn lên tai giữa. Trong trường hợp trẻ bị nôn, các mẹ nên đặt trẻ nằm trên gối cao để dịch nôn không bị trào ngược vào tai giữa. Trường hợp với những trẻ bú mẹ, không nên để trẻ nằm ngay sau khi bú vì sẽ tạo điều kiện cho vi trùng từ họng xâm lấn lên tai gây ra bệnh viêm tai giữa.

The post Chảy mủ tai ở trẻ appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Hẹp bao đầu quy ở trẻ https://dochoitreem.com/hep-bao-dau-quy-o-tre/ Tue, 03 Nov 2015 10:37:31 +0000 http://dochoitreem.com/?p=11032 Hẹp bao đầu quy ở trẻ là tình trạng bao da quy đầu bó chặt lại toàn bộ quy đầu làm cho quy đầu không lộn ra được ngay cả khi cương cứng. Khi trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý nhiều bậc cha mẹ vội vàng đưa trẻ đi nong bao quy đầu […]

The post Hẹp bao đầu quy ở trẻ appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Hẹp bao đầu quy ở trẻ là tình trạng bao da quy đầu bó chặt lại toàn bộ quy đầu làm cho quy đầu không lộn ra được ngay cả khi cương cứng. Khi trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý nhiều bậc cha mẹ vội vàng đưa trẻ đi nong bao quy đầu gây ra sẹo xơ hình hoặc do viêm nhiễm gây nên hiện tượng hẹp bao quy đầu bệnh lý nặng hơn.

hep bao dau quy o tre 1

1. Biểu hiện của trẻ khi bị hẹp bao quy đầu

– Ở trẻ nhỏ phần lớn bị hẹp bao đầu quy sinh lý, tức là bao đầu quy không kéo tuột xuống được do có tình trạng dính tự nhiên giữa bao và đầu quy.

– Khi bị hẹp bao đầu quy, trẻ thường phải rặn khi đi tiểu, bao da sẽ căng tròn như bong bóng khi trẻ đi tiểu, và tia nước tiểu thường yếu.

2. Mối nguy hại khi trẻ bị hẹp bao đầu quy

– Hẹp bao quy đầu là bệnh lý gặp ở đa số trẻ nhỏ, nhưng hầu hết cha mẹ đều không nhận biết được dấu hiệu trẻ bị hẹp, hay không muốn cho trẻ đi khám sớm, dẫn đến bệnh tình của bé càng trở nên nặng hơn.

– Khi bé trưởng thành, hẹp bao đầu quy thường gây đau khi dương vật cương cứng, một số trường hợp không cương cứng được, gây khó khăn trong quan hệ tình dục.

hep bao dau quy o tre 2

– Hẹp bao đầu quy làm cho nước tiểu đọng lại, dương vật phồng lên. Khi đi tiểu, nước tiểu thường không chảy ra hết mà phải đợi đến một lát sau. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng, lâu ngày sẽ gây viêm nhiễm bao đầu quy. Hậu quả lâu dài có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu hoặc ảnh hưởng đến thận. Nguy hiểm hơn, đó là nhiều người bị ung thư dương vật, phải cắt bỏ hoàn toàn bộ phận sinh dục.

3. Cách điều trị và chăm sóc trẻ khi bị hẹp đầu quy

– Dùng tay kéo căng hàng ngày và kết hợp với thuốc mỡ có steroid: Nếu bao đầu quy hẹp và chỉ để hở một lỗ nhỏ thì bạn có thể nhẹ nhàng kéo căng da đầu quy của bé vài lần để đưa thuốc vào bên trong, bạn cần thực hiện cho bé đều đặn từ 2-3 lần/ngày.

hep bao dau quy o tre 3

– Khi tắm cho bé, bạn nên rửa và lộn bao đầu quy cho con. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, sự tích tụ các cặn thừa trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu đọng ở nếp da đầu quy, gây viêm nhiễm cho bé. Thường xuyên vệ sinh bao quy đầu sạch sẽ cho bé, dần dần tình trạng hẹp bao đầu quy của bé sẽ được khỏi hẳn.

– Việc xử lý hẹp bao đầu quy cần được thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi trẻ từ 1-2 tuổi và muộn nhất là trước tuổi dậy thì. Nếu để quá tuổi trưởng thành mới can thiệp, bao đầu quy sẽ khó bóc tách hết, chưa kể những trường hợp đã có biến chứng xơ chai hoặc ung thư nghiêm trọng.

The post Hẹp bao đầu quy ở trẻ appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Cách phòng bệnh cảm cúm cho bé https://dochoitreem.com/cach-phong-benh-cam-cum-cho-be/ Thu, 01 Oct 2015 09:09:41 +0000 http://dochoitreem.com/?p=2666 Ba mẹ vẫn luôn lo lắng khi thấy bé nhà mình bỗng dưng mệt mỏi, sốt cao, có triệu chứng của bệnh cảm cúm mà không biết nguyên nhân là gì và phải làm sao để phòng bệnh cho bé trước khi phát bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về nguyên nhân và cách phòng […]

The post Cách phòng bệnh cảm cúm cho bé appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Ba mẹ vẫn luôn lo lắng khi thấy bé nhà mình bỗng dưng mệt mỏi, sốt cao, có triệu chứng của bệnh cảm cúm mà không biết nguyên nhân là gì và phải làm sao để phòng bệnh cho bé trước khi phát bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về nguyên nhân và cách phòng bệnh cảm cúm cho bé, ba mẹ hãy cùng tìm hiểu để chăm sóc cho bé nhà mình tốt hơn nhé!

Một số nguyên nhân gây bệnh cho bé:

Nguyên nhân chính mà bé hay bị cảm cúm là do hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện. Ngoài ra, có trên 200 loại virus khác nhau gây ra bệnh cảm lạnh thông thường và hệ miễn dịch của con bạn phải phát triển để chống lại chúng mỗi khi bé ốm. Mỗi ngày trôi qua, bé luôn khám phá mọi thứ xung quanh bằng cách sờ tay vào mọi vật. Sau đó, bé sẽ dụi tay vào mắt, mũi miêng, kết quả là virus sẽ theo đó xâm nhập vào cơ thể.

Cách phòng bệnh cảm cúm hiệu quả cho bé:

Tiêm chủng

cach phong benh cam cum cho be (1)

Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh, cách tốt nhất để tránh cảm cúm cho bé và tiêm phòng. Tiêm phòng cúm dành cho nhiều lứa tuổi, nhất là những bé dưới 5 tuổi.

Cho bé nghỉ ở nhà khi thấy bé không được khỏe

Khi bé chớm bệnh cúm, ba mẹ có thể cho bé điều trị tại nhà, nghỉ ngơi, nằm nghỉ trên giường, uống nhiều nước. Nên dùng thức ăn lỏng và ấm, giàu vitamin C kết hợp thuốc hạ sốt, súc miệng bắng nước muối, nhỏ mũi… để giảm ho. Đây sẽ là cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của mầm cúm khi bé đi nhà trẻ hay mẫu giáo.

Giữ tay bé thật sạch sẽ

cach phong benh cam cum cho be (2)

Rất nhiều vi trùng cư trú trên bàn tay của bé trong cả ngày, ba mẹ nên rửa tay cho con bằng xà phòng và nước ấm thường xuyên. Đặc biệt nhất là sau khi bé ăn, sau khi bé ho, xì mũi hoặc đi vào nhà tắm.

Hạn chế lây mầm cúm từ mẹ sang con

Ba mẹ nên ho, hắt hơi hay xì mũi vào khăn giấy. Tránh ho hay hắt hơi vào tay mẹ vì tay mẹ hay phải tiếp tiếp xúc với con. Nếu không có sẵn khăn giấy, ba mẹ có thể uốn cong khuỷ tay lên và hắt hơi vào tay áo của bạn. Quay đầu ra xa chỗ có bé.

Cho bé nghỉ ngơi nhiều

cach phong benh cam cum cho be (3)

Khi bé ngủ, nghỉ ngơi và thư giãn, hệ miễn dịch của bé có cơ hội săn lùng và tiêu diệt những vi trùng có hại. Thiếu ngủ và mệt mỏi sẽ khiến bé dễ bị bệnh cúm tấn công. Ba mẹ nên cho bé ngủ hơn 7 – 8 tiếng mỗi đêm.

Tránh cho bé đến những nơi đông người

Một người bị cúm có thể lây bệnh cho bé nhưng phải đến 5 ngày sau, bé mới bắt đầu xuất hiện dấu hiệu cảm cúm. Tránh cho bé tiếp xúc với những người có triệu chứng như cúm hoặc ở những nơi đông người không cần thiết.

Cho bé ăn nhiều hoa quả, rau xanh

cach phong benh cam cum cho be (4)

Rau quả rất cần cho bé trong mùa lạnh cũng như trong mùa cúm. Các vitamin và khoáng chất được tìm thấy trong rau quả giúp bé tăng cường miễn dich và tránh bệnh tật.

Cho bé vận động ngoài trời

cach phong benh cam cum cho be (5)

Đừng nghĩ là ra ngoài sẽ khiến bé bị ốm nhưng trong thực tế tiếp xúc với không khí trong lành kết hợp với vận động hợp lý sẽ giúp bé tăng cường sức khỏe và chống cảm cúm hiệu quả.

Tránh xa khói thuốc

cach phong benh cam cum cho be (6)

Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đối với trẻ nhỏ mà người lớn cũng thế. Khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm cúm của bé cũng như các bệnh về tim mạch và đặc biệt là gây ung thư cho bé.

Hạn chế cho bé chạm tay vào mắt, mũi hay miệng

Virus gây cúm có thể từ tay bé vào cơ thể qua niêm mạc mắt, mũi và miệng. Cố gắng để bé không chạm tay lên mặt càng nhiều càng tốt. Nếu bạn muốn vệ sinh mặt mũi cho con thì bạn cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng và lau khô trước khi chạm vào con.

The post Cách phòng bệnh cảm cúm cho bé appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh https://dochoitreem.com/di-tat-bam-sinh-o-tre-so-sinh/ Mon, 07 Sep 2015 14:12:07 +0000 http://dochoitreem.com/?p=9792 Dị tật bẩm sinh là những dị tật đã có mặt ngay từ lúc sinh hoặc biến chứng khi sinh trẻ sinh ra. Một số dị tật bẩm sinh có thể rất nhẹ, trẻ sinh ra có vẻ giống như những trẻ bình thường khác. Tuy nhiên cũng có một số dị tật bẩm sinh […]

The post Dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Dị tật bẩm sinh là những dị tật đã có mặt ngay từ lúc sinh hoặc biến chứng khi sinh trẻ sinh ra. Một số dị tật bẩm sinh có thể rất nhẹ, trẻ sinh ra có vẻ giống như những trẻ bình thường khác. Tuy nhiên cũng có một số dị tật bẩm sinh khác, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ.

di tat bam sinh o tre so sinh 1

Nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh:

Các dị tật bẩm sinh xảy ra có thể do bất thường của vật chất di truyền như là nhiễm sắc thể, gen. Do tác động phối hợp giữa di truyền và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, vitamin, do tình trạng dinh dưỡng hoặc do tác động của các yếu tố môi trường gây nên những bất thường trong quá trình phát triển phôi thai.

Dưới đây là một số dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh:

1. Dị tật tim bẩm sinh

Loại dị tật này thường xuất hiện với dấu hiệu là nhịp tim đập nhanh, khó thở, trẻ kém tăng cân, xuất hiện phù ở chân, bụng, thậm chí là ở mắt, làn da xanh xám và nhợt nhạt. Nguyên nhân gây ra di tật này là do những bất thường về gen hoặc sự cố trong quá trình phát triển của trẻ. Một số trường hợp dị tật tim nhẹ thường không có triệu chứng rõ nét.

di tat bam sinh o tre so sinh 2

Cách điều trị: Phần lớn các trường hợp dị tật tim sẽ được cải thiện qua phẫu thuật và dùng thuốc.

2. Dị tật chân vẹo

Chân vẹo là dấu hiệu dị tật thường gặp ở bé trai, bao gồm nhiều hình thức dị dạng ở chân và mắt cá chân. Vẹo chân có thể bị nhẹ hoặc nặng và ảnh hưởng đến một hoặc cả hai chân của trẻ.

Cách điều trị: Trường hợp nhẹ thì trẻ có thể được điều chỉnh các động tác nắn chỉnh chân, kết hợp với những bài tập đặc biệt để giúp đôi chân về đúng vị trí. Trường hợp nặng thì bác sĩ sẽ có biện pháp mạnh hơn như bó bột, phẩu thuật, kết hợp những bài tập chân đặc biệt để giúp bé nhanh chóng lành bệnh.

3. Môi chẻ hoặc hở hàm ếch

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị môi chẻ hoặc hở hàm ếch là trên môi của trẻ sẽ có vết khía như hình chữ V, nặng hơn nữa là ở cả môi trên, mũi hoặc hàm ếch của trẻ đều bị tổn thương. Trẻ bị hở hàm ếch thường bị cản trở phát triển ngôn ngữ và khó khăn trong việc ăn uống.

di tat bam sinh o tre so sinh 3

Cách điều trị:  Tùy vào cấp độ của bệnh mà bác sĩ sẽ có từng liệu trình cho trẻ. Một cuộc phẫu thuật dành riêng cho trẻ bị chẻ môi có thể được tiến hành ngay khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi. Phẫu thuật sẽ chỉnh lại phần môi bị chẻ, tách biệt phần môi và mũi sẽ được tiến hành muộn hơn, khi trẻ được khoảng 6 – 12 tháng tuổi, thời kỳ trẻ đã có bộ mặt tương đối hoàn chỉnh.

4. Thiếu chi hoặc chân tay dị dạng

Trẻ bị thiếu chi hoặc chân tay bị dị dạng có thể là kết quả của việc mẹ bị nhiễm hóa chất hoặc vi rút trong thời kỳ thai nghén.

di tat bam sinh o tre so sinh 4

Cách điều trị: Khi trẻ sinh ra với chân hoặc tay dị dạng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chỉnh hình cho trẻ hoặc trẻ có thể phải lắp ghép chân hoặc tay giả. Đồng thời, trẻ phải luyện tập những bài tập thể chất để học cách sử dụng chân hoặc tay giả như cách trẻ điều khiển các cơ quan khác trên cơ thể mình.

5. Hội chứng Down

Trẻ chào đời mắc hội chứng down sẽ có những biểu hiện khá đặc biệt, bao gồm: mắt hơi nghiêng, tai nhỏ và bị cuộn lại ở đầu tai; miệng nhỏ với chiếc lưỡi lớn; mũi nhỏ; cổ ngắn; tay nhỏ và móng tay ngắn.

Trẻ mắc hội chứng Down kém phát triển thị giác và thính giác. Các chứng bệnh nhiễm trùng tai, tim bẩm sinh cũng khá phổ biến với các trẻ mắc phải dị tật này. Trẻ cũng không thể phát triển thế chất bình thường như các trẻ khác, bao gồm việc trẻ khó khăn khi tập đi, nói chuyện hoặc ngồi bô.

The post Dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Trị bệnh tè dầm ở trẻ em https://dochoitreem.com/tri-benh-te-dam-o-tre-em/ Sun, 06 Sep 2015 03:28:09 +0000 http://dochoitreem.com/?p=9758 Tè dầm là một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ em, bệnh này thường tự khỏi khi bé lớn lên và bắt đầu có ý thức kiểm soát hành vi tiểu tiện. Tuy nhiên, vẫn còn có một số trường hợp bé không tự làm chủ được hành vi của mình. Nguyên nhân […]

The post Trị bệnh tè dầm ở trẻ em appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Tè dầm là một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ em, bệnh này thường tự khỏi khi bé lớn lên và bắt đầu có ý thức kiểm soát hành vi tiểu tiện. Tuy nhiên, vẫn còn có một số trường hợp bé không tự làm chủ được hành vi của mình.

tri benh te dam o tre em 1

Nguyên nhân của bệnh tè dầm ở trẻ

– Do bàng quang của trẻ phát triển chậm và chứa ít nước tiểu hơn bình thường.

– Do sự suy giảm của vasopressin là một loại hormone làm giảm quá trình sản xuất nước tiểu.

– Do sự di truyền. Nếu cha hoặc mẹ bị đái dầm lúc nhỏ thì khả năng con bị đái dầm rất cao.

– Những trẻ bị đái dầm cũng thường là những trẻ bị đẻ non, nhẹ cân, còi xương, ra mồ hôi trộm, nhút nhát hoặc ốm vặt.

Một số bài thuốc trị bệnh tè dầm ở trẻ em

1. Rau ngót

tri benh te dam o tre em 2

Mẹ có thể lấy 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước cho bé uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.

2. Hẹ tươi

Dùng 100g hẹ tươi thái đoạn ra, tôm tươi khoảng 200g. Lấy tôm xào với dầu ăn, khi gần chín thì cho hẹ vào, làm món ăn thường xuyên cho bé.

3. Trứng gà

tri benh te dam o tre em 3

Trứng cũng là thực phẩm giúp trị bệnh tè dầm ở bé hiệu quả. Mẹ có thể lấy 1 quả trứng gà, đập một lỗ nhỏ ở đầu to, cho vào 5 hạt tiêu trắng, đem hấp chín. Trẻ trên 5 tuổi mỗi ngày ăn hai quả vào lúc tối. Trẻ dưới 5 tuổi mỗi tối nên ăn 1 quả. Cho bé ăn liền từ 5-7 ngày sẽ trị tè dầm cho bé hiệu quả.

4. Đậu đen hầm thịt chó

Bạn cần chuẩn bị 150g thịt chó, đậu đen 20g, hai thứ trên cho vào nồi đun lửa to cho sôi, hớt bọt cho sạch, hạ lửa liu riu để đến nhừ, sau đó cho muối hoặc đường vào chia ra cho bé ăn hết trong ngày. Một liệu trình như vậy kéo dài 15 ngày, bé sẽ dứt chứng tè dầm.

5. Dế mèn đen

tri benh te dam o tre em 4

Nhúng vào nước sôi, lấy ra phơi khô hoặc sấy khô. Đông y gọi là tất xuất. Dùng một con dế mèn đen tán bột, quấy với nước ấm và cho bé uống.

Trẻ dưới 5 tuổi thì chỉ nên cho uống một con, sau đó tăng thêm 1 con từng ngày. Nếu uống được 11 con thì bé sẽ dứt hẳn chứng tè dầm.

6. Củ mài (hoài sơn)

Củ mài chia làm 4 phần, sao vàng, ô dước 3 phần, ích trí nhân hay còn gọi là quả ré thêm 3 phần. Dùng 3 vị này sấy khô, tán mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô, sấy khô bảo quản trong lọ sạch. Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần cho uống từ 4 – 8g, ngày uống 2 lần với nước ấm vào lúc đói bụng.

7. Quả óc chó và nho khô

tri benh te dam o tre em 5

Cho con của bạn ăn 1 muỗng cà phê hạt nho khô và 2 muỗng cà phê hạt óc chó như một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Hai thứ lượng bằng nhau, quết nhuyễn, làm viên bằng hạt đậu xanh.

8. Gan gà trống và nhục quế

Gan gà trống đem luộc chín cộng thêm nhục quế tán thành bột mịn. Mỗi lần cho bé uống từ 5 – 15 viên tùy tuổi, ngày uống 2 – 3 lần với nước ấm vào lúc không no không đói quá. Ngoài ra, người ta còn đục quả trứng gà và bỏ vào một ít tiêu sọ, sau đó hấp cách thủy để trị bệnh tè dầm ở trẻ em.

The post Trị bệnh tè dầm ở trẻ em appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ https://dochoitreem.com/phong-ngua-benh-sau-rang-o-tre/ Thu, 03 Sep 2015 00:56:59 +0000 http://dochoitreem.com/?p=9532 Sâu răng là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em, bệnh thực chất là sự tiêu hủy cấu trúc vôi hóa chất vô cơ của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra. Để phòng ngừa sâu răng hiệu quả, cùng theo dõi bài viết […]

The post Phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Sâu răng là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em, bệnh thực chất là sự tiêu hủy cấu trúc vôi hóa chất vô cơ của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra. Để phòng ngừa sâu răng hiệu quả, cùng theo dõi bài viết dưới đây, nhằm hiểu rõ hơn về sâu răng ở trẻ và có biện pháp phòng ngừa đúng cách.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng

phong ngua sau rang o tre 1

Sâu răng ở trẻ có thể là do men răng có nhiều lỗ hỏng do khiếm khuyết canxi. Thức tế, răng sữa được hình thành từ khi bé còn là thai nhi trong bụng mẹ, do vậy khi mang thai nếu người mẹ ăn uống thiếu canxi thì sau này men răng sữa của bé sẽ không chắc chắn.

Do trẻ ăn nhiều đồ ngọt như kẹo, sô cô la hoặc do vi khuẩn gây sâu răng có sẵn trong miệng, khi thức ăn dính lên bề mặt răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phân hủy thành axit ăn mòn men rặng tạo thành những lỗ sâu.

2. Biểu hiện của sâu răng

Sâu răng ở trẻ em có biểu hiện ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng, lúc này trẻ chưa cảm thấy đau hay buốt, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau bạn sẽ nhìn thấy lỗ sâu, nếu bạn dùng que lấy hết vụn bẩn thức ăn trong lỗ sâu, đáy lỗ sâu sẽ rộng hơn miệng lỗ sâu.

phong ngua sau rang o tre 2

Ở giai đoạn sau nữa khi thức ăn lọt vào lỗ sâu, khi ăn nóng, lạnh, ngọt… trẻ sẽ cảm thấy đau buốt và khi hết tác nhân kích thích thì sẽ hết đau.

3. Cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Cách phòng ngừa sâu răng cho bé tốt nhất là giữ vệ sinh răng miệng cho bé, lúc bé còn nhỏ quá chưa biết chải răng nhưng đã mọc răng sữa, người mẹ phải lau răng miệng cho bé sau khi bú, sau mỗi bữa ăn, bằng cách dùng gạc sạch, vô trùng quấn vào đầu ngón tay út, nhúng vào nước sạch lau kỹ hai hàm răng cho bé theo động tác giống như chải răng. Nếu đi xa không có điều kiện lau được thì sau khi bé bú phải cho bé uống nước súc miệng.

phong ngua sau rang o tre 3

Phải chú ý chăm sóc cho bé ngay từ chiếc răng đầu tiên. Chú ý chế độ ăn uống của mẹ khi cho con bú. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để chống còi xương, suy dinh dưỡng, dẫn đến xương hàm kém phát triển, hay biến dạng, răng mọc lệch lạc, nằm nghiêng một bên lâu ngày gây lép méo đầu, lép mặt. Không cho trẻ bú tay hoặc mút núm vú thường xuyên vì có thể gây vẩu hàm trên.

Giảm số lần ăn các chất có đường có hiệu quả phòng ngừa sâu răng. Vì vậy, không nên cho trẻ dùng các thức uống ngọt, hay dùng chất ngọt vào ban đêm. Đối với trẻ có nguy cơ cao bị sâu răng cần tránh cho dùng các loại bánh snack giữa các bữa ăn.

The post Phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh https://dochoitreem.com/benh-viem-ket-mac-o-tre-nho-va-cach-phong-tranh/ Fri, 28 Aug 2015 01:28:03 +0000 http://dochoitreem.com/?p=9496 Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ xảy ra do virus lây lan và có thể phát triển thành dịch lớn. Bệnh có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người đau mắt đỏ khác vì bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp, hoặc […]

The post Bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ xảy ra do virus lây lan và có thể phát triển thành dịch lớn. Bệnh có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người đau mắt đỏ khác vì bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp, hoặc tiếp xúc với các đồ dùng của người bị bệnh. Cùng tìm hiểu triệu chứng cũng như cách phòng tránh bệnh qua bài viết dưới đây.

benh viem ket mac va nhung dieu can biet 1

Triệu chứng của bệnh

Khi bị viêm kết mạc, trẻ thường có những dấu hiệu như chói mắt, chảy dịch ghèn và đỏ mắt. Nặng hơn thì phù mí, kết mạc và có phản ứng hột ở kết mạc mi dưới, có thể nổi hạch trước tai. Sáng ngủ dậy, bé sẽ khó mở mắt, hai mắt dính chặt do ghèn tiết ra nhiều.

Thời gian đầu, có thể bé chỉ đỏ một mắt, hai đến ba ngày sau đỏ tiếp mắt thứ hai, thường thì nhẹ hơn mắt trước. Khi bị viêm kết mạc, trẻ có thể kèm theo nóng sốt, đau họng, đau đầu và ho.

benh viem ket mac va nhung dieu can biet 2

Viêm kết mạc gây khó chịu ở trẻ, tuy nhiên đây không phải là bệnh nặng, có thể tự khỏi trong thời gian 10 – 15 ngày. Bệnh không làm giảm thị lực, nên ba mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, chỉ cần biết cách chăm sóc bé đúng cách thì bé sẽ nhanh chóng lành bệnh.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm kết mạc

Khi trẻ bị viêm kết mạc, trong một hay hai ngày đầu, ba mẹ có thể nhỏ dung dịch nước muối đẳng trương hoặc nước muối nhân tạo, kháng viêm cho trẻ để giảm triệu chứng khó chịu, đồng thời giúp trẻ mau chóng lành bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid để nhỏ cho trẻ.

Nếu trường hợp nhiều người trong gia đình bị đau mắt đỏ thì mỗi người nên dùng riêng một chai thuốc nhỏ. Việc dùng chung một chai thuốc sẽ khiến bệnh có thể diễn tiến nặng thêm. Tốt nhất, bạn dùng khăn mặt, vật dụng cá nhân riêng, rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn để hạn chế lây bệnh cho người khác.

benh viem ket mac va nhung dieu can biet 3

Khi bị viêm kết mạc, mẹ nên bảo vệ mắt cho bé bằng cách đeo kính râm khi ra đường phòng hạn chế bụi bẩn dính vào mắt gây nhiễm trùng nặng hơn. Nếu có tiếp xúc với bụi mắt, ba mẹ nên rửa tay, mặt sạch sẽ cho bé, nhỏ thêm vài giọt nước nhỏ mắt, tránh để bé dụi tay vào mắt.

Khi vệ sinh mắt cho bé, ba mẹ cần lưu ý dùng bông gòn sạch lau khô, chườm lạnh để giúp giảm sưng và mang lại cảm giác dễ chịu. Bé cần nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp trong giai đoạn bệnh cấp để tránh lây lan. Không vứt bông, khăn thấm mắt bệnh ra môi trường xung quanh.

Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

benh viem ket mac va nhung dieu can biet 4

Viêm kết mạc là bệnh rất dễ mắc, dễ lây cho cả nhà và cộng đồng. Vì vậy cha mẹ cần phải thường xuyên rửa mặt cho trẻ bằng nước sạch, khăn sạch, tốt nhất nên giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng, giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ.

Khi bị bệnh, trẻ thường có thói quen lấy tay dụi mắt, chùi mắt rồi chạm tay vào các đồ vật như đồ chơi, bàn ghế trong lớp học. Trẻ lành bệnh chạm tay vào những đồ vật này, sau đó đưa lên mắt là bị lây bệnh. Người chưa mắc bệnh không nên nhỏ kháng sinh phòng ngừa vì có thể làm cơ thể kháng thuốc.

The post Bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ https://dochoitreem.com/benh-tieu-chay-cap-o-tre/ Fri, 28 Aug 2015 01:00:34 +0000 http://dochoitreem.com/?p=9448 Tiêu chảy cấp là một trong những chứng bệnh quen thuộc và phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu […]

The post Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Tiêu chảy cấp là một trong những chứng bệnh quen thuộc và phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh qua bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân tiêu chảy cấp

benh tieu chay cap o tre em 1

Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị tiêu chảy cấp là do nhiễm trùng đường ruột. Một trong những nguyên nhân cơ bản khác gây ra điều này là do trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh như ăn đồ ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm.

Ngoài ra cũng có thể do bố mẹ chưa tạo cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Các bậc phụ huynh lưu ý rằng một chế độ ăn uống không hợp lí mất cân bằng cũng có thể dẫn đến tiêu chảy cấp.

2. Triệu chứng của bệnh

Đau bụng, tiêu chảy: Xảy ra một cách đột ngột. Phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày có thể từ 10 – 15 lần/ ngày, mùi chua, phân có thể nhầy nhầy, trường hợp bị lị phân sẽ có nước lẫn máu.

benh tieu chay cap o tre em 2

Khát nước : Tùy từng mức độ nặng của tiêu chảy mà có những biểu hiện khác nhau. Bố mẹ có thể quan sát những biểu hiện của trẻ khi được cho uống nước bằng cốc hoặc bằng thìa. Nếu bé uống bình thường thì không sao, nhưng trường hợp khát nước khi uống bé sẽ uống một cách háo hức, vồ lấy thìa hoặc cốc nước hoặc ngừng khóc.

Biếng ăn, buồn nôn: Trẻ có biểu hiện vật vã, kích thích quấy khóc. Trẻ mệt lả, li bì hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng hoặc sốt do giảm khối lượng tuần hoàn. Bé thường trở nên biếng ăn và buồn nôn liên tục hoặc vài lần một ngày.

3. Cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp cho bé mẹ nên tiêm phòng định kỳ cho trẻ, tiêm phòng các loại vắc xin phòng ngừa bệnh tiêu chảy, nhằm giúp bé phòng tránh những căn bệnh không đáng có, bảo đảm an toàn sức khỏe cho bé yêu.

benh tieu chay cap o tre em 3

Tăng cường chất lượng bữa ăn nhiều đạm và giàu năng lượng cho trẻ. Việc ăn nhiều có thể làm trẻ đi tiêu nhiều hơn, trẻ sẽ mau hồi phục và tăng cường kháng thể.

Nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng những đồ ăn để lâu ngày. Thực hiện nguyên tắc “ăn chín uống sôi”, nên cho bé uống nước sôi, không được uống nước lã hay là những nguồn nước bị ô nhiễm. Đặc biệt là nên tạo cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi ăn.

4. Cách xử lí khi trẻ bị tiêu chảy cấp

benh tieu chay cap o tre 4

Khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy nhẹ thì mẹ nên cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất của cơ thể, nếu có thể thì mẹ nên truyền nước cho bé. Nên cho trẻ ăn nhiều hơn, nếu ăn ít hoặc bỏ ăn trẻ sẽ bị sụt cân.

Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như đau bụng quằn quại, sốt cao, đại tiện ra máu… thì mẹ nên cho trẻ đến phòng y tế gần nhất để điều trị.

The post Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Những loại thực phẩm giúp chữa táo bón ở trẻ https://dochoitreem.com/nhung-loai-thuc-pham-giup-chua-tao-bon-o-tre/ Fri, 28 Aug 2015 00:59:16 +0000 http://dochoitreem.com/?p=9445 Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do ăn uống chưa hợp lý, uống chưa đủ lượng nước hàng ngày hoặc do ăn ít chất xơ từ rau xanh. Chữa táo bón cho bé không khó nếu mẹ biết cách chọn lựa […]

The post Những loại thực phẩm giúp chữa táo bón ở trẻ appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do ăn uống chưa hợp lý, uống chưa đủ lượng nước hàng ngày hoặc do ăn ít chất xơ từ rau xanh.

Chữa táo bón cho bé không khó nếu mẹ biết cách chọn lựa những thực phẩm phù hợp dưới đây, áp dụng vào chế độ ăn uống của bé hàng ngày, bé sẽ nhanh chóng lành bệnh.

nhung loai thuc pham giup tre tri tao bon 1

1. Sữa chua

Sữa chua có chứa lợi khuẩn hỗ trợ đường ruột làm việc khỏe mạnh, là một trong những thực phẩm giúp chữa táo bón ở trẻ hiệu quả nhất. Hãy bổ sung cho trẻ 1 hủ sữa chua hàng ngày để giúp bé phát triển hệ tiêu hóa tốt hơn các mẹ nhé.

2. Nước dừa

Nếu bé nhà bạn gặp phải tình trạng táo bón nghiêm trọng, mẹ có thể áp dụng cho bé uống nước dừa để trị táo bón hiệu quả. Đây là thức uống lành mạnh và hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý là đừng cho bé uống quá nhiều nước dừa nhé, vì nó có thể khiến trẻ bị tiêu chảy.

3. Bắp cải

nhung loai thuc pham giup tre tri tao bon 2

Bắp cải là thực phẩm giúp loại bỏ các độc tố từ đường tiêu hóa để làm sạch hệ tiêu hóa của bạn. Mẹ nên bổ sung bắp cải trong thực đơn hàng ngày của bé để trị táo bón cho bé hiệu quả.

4. Dầu ô liu

Dầu ô liu không những là thần dược giúp chị em phụ nữ làm đẹp mà còn là thực phẩm giúp bé trị táo bón cực hiệu quả. Mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc buổi tối, mẹ có thể dùng 1 muỗng dầu ô liu trộn với 1 thìa nước cahnh cho bé uống, thực hiện đều đặn như vậy sẽ giúp bé chữa táo bón nhanh chóng.

5. Lô hội (nha đam)

nhung loai thuc pham giup tre tri tao bon 3

Tương tự giống với dầu ô liu thì lô hội ngoài có công dụng làm đẹp thì nó còn giúp bé chữa bệnh táo bón hữu hiệu. Mỗi ngày, bạn chỉ cần pha 2 muỗng gel lô hội trộn với 1 ly nước ấm và cho bé uống để nhuận tràng, chỉ 1 vài hôm bảo đảm bé nhà bạn sẽ hết tình trạng táo bón ngay.

6. Quả ổi

Trong quả ổi có chứa chất có thể tiêu hóa (thịt ổi) và chất xơ không thể tiêu hóa (ở hạt ổi). Cả hai loại chất xơ này đều thiết yếu giúp sản xuất chất nhầy ở hậu môn và giúp ruột già trơn đẩy phân ra khỏi ruột dễ dàng hơn.

7. Các loại hạt họ đậu

nhung loai thuc pham giup tre tri tao bon 4

Các loại hạt thuộc họ đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu nành,… rất giàu chất xơ và ít chứa cholesterol. Chúng có tác dụng trị táo bón cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng nên cho bé ăn quá nhiều, có thể gây nhiều khí trong bụng, không tốt cho sức khỏe của bé.

8. Chuối

Chuối chứa rất nhiều chất xơ và pectin giúp đường ruột làm việc tốt và phòng ngừa táo bón. Chỉ cần ăn 2 quả chuối mỗi ngày, phân trẻ sẽ mềm hơn và trẻ sẽ đi đại tiện dễ hơn. Mặc khác, pectin trong chuối giúp đường ruột hoạt động tốt hơn, hỗ trợ dạ dày đào thải chất thải ra khỏi cơ thể.

9. Táo

nhung loai thuc pham giup tre tri tao bon 5

Trẻ nhỏ rất thích ăn táo bởi hương vị và màu sắc của loại hoa quả này. Táo giúp trẻ trị táo bón hiệu quả vì trong táo có chứa rất nhiều chất xơ và có thể được chế biến theo nhiều cách giúp trẻ ăn ngon miệng như làm salad, bột ăn dặm hoặc ăn cả miếng.

10. Nước

Đừng quên bổ sung 1,5 lít nước mỗi ngày cho bé các mẹ nhé. Nước là thành phần quan trọng không thể thiếu cho cả trẻ nhỏ và người lớn, việc bổ sung nước đầy đủ cho bé, giúp bé phát triển tiêu hóa tốt hơn, hạn chế tình trạng táo bón nghiêm trọng.

The post Những loại thực phẩm giúp chữa táo bón ở trẻ appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Hội chứng Edwards, nguy hiểm tiềm ẩn https://dochoitreem.com/hoi-chung-edwards-nguy-hiem-tiem-an/ Thu, 13 Aug 2015 01:12:37 +0000 http://dochoitreem.com/?p=8972 Hội chứng Edwards là tình trạng bé sinh ra dư một nhiễm sắc thể, dẫn đến các biểu hiện như đầu nhỏ, hàm nhỏ, các bệnh lý về thận, bệnh lý tim mạch, thiểu năng tâm thần và một số bệnh khác. Để hiểu rõ hơn về những nguy hiểm tiềm ẩn từ hội chứng […]

The post Hội chứng Edwards, nguy hiểm tiềm ẩn appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Hội chứng Edwards là tình trạng bé sinh ra dư một nhiễm sắc thể, dẫn đến các biểu hiện như đầu nhỏ, hàm nhỏ, các bệnh lý về thận, bệnh lý tim mạch, thiểu năng tâm thần và một số bệnh khác. Để hiểu rõ hơn về những nguy hiểm tiềm ẩn từ hội chứng này, cùng theo dõi bài viết dưới đây.

hoi chung edwards, nguy hiem tiem an 1

Hội chứng Edwards là gì?

Bình thường bào thai được thừa hưởng vật chất di truyền gồm 46 nhiễm sắc thể, trong đó có 23 nhiễm sắc thể từ mẹ và 23 nhiễm sắc thể từ cha. Tuy nhiên, trường hợp trẻ sinh ra mắc phải hội chứng Edwards sẽ có đến 3 nhiễm sắc thể số 18, thay vì bình thường chỉ có 2. Tình trạng này còn được gọi là Trisomy 18.

Hội chứng Edwards, nguy hiểm tiềm ẩn

Thai nhi khi mắc phải hội chứng Edwards thường chậm phát triển trong tử cung và ngừng phát triển ở khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ. Chức năng của não ở trẻ mắc phải hội chứng này sẽ không được phát triển hoàn thiện. Do đó trẻ thường bị rối loạn các chức năng sinh tồn cơ bản như bú, nuốt, thở và thiểu năng trí tuệ nghiêm trọng.

hoi chung edwards, nguy hiem tiem an 2

Sự hình thành của các cơ quan trong cơ thể cũng bị rối loạn nghiêm trọng. Thường có nhiều dị tật bẩm sinh được phát hiện trong thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Thai đa ối do bất thường về khả nuốt và nút của thai, thiểu ối do bất thường ở thận, bánh nhau nhỏ, một động mạch rốn duy nhất, thai chậm phát triển trong tử cung, cử động thai yếu hoặc suy thai, sinh nhẹ cân.

Các bất thường về đầu mặt xuất hiện. Cột sống bé bị chẻ đôi và thoát vị tủy sống ra ngoài. Xương ức ngắn, tim bị thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch hoặc hẹp động mạch chủ. Bất thường ở bụng và cơ quan nội tạng như thoát vị rốn, hở thành bụng, teo thực quản, thận đa nang hoặc trướng nước, thận hình móng ngựa, tinh hoàn ẩn. Bàn tay co quắp, thiểu sản móng tay, bàn tay quặp, lòng bàn chân dầy.

hoi chung edwards, nguy hiem tiem an 3

Trẻ bị hội chứng Edwards không phát triển với tốc độ bình thường khi còn trong bụng mẹ nên sẽ bị nhẹ cân khi chào đời. Ngoài ra, những bé bị hội chứng Edward thường có tim và thận phát triển một cách không bình thường, bé sẽ gặp khó khăn khi ăn, thở và trong các hoạt động thường ngày.

Đa số trẻ em mắc phải hội chứng này tử vong ngay trong tuần đầu tiên sau khi sinh, và chỉ có một số ít có thể sống sót trong 1 năm đầu đời. Hiện  nay vẫn chưa có phương pháp để điều trị hội chứng này.

Nguyên nhân

hoi chung edwards, nguy hiem tiem an 4

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng Edwards vẫn chưa được xác định cụ thể ở từng người. Một số nguyên nhân có thể là do bất thường nhiễm sắc thể 18 ở cha hoặc mẹ, do sự phân chia và tái tổ hợp trong quá trình tạo trứng hoặc tinh trùng bị bất thường.

Một số khác có thể khẳng định nguy cơ sinh con bị hội chứng Edwards gia tăng ở phụ nữ mang thai lớn tuổi hoặc có tiền sử bản thân hoặc gia đình đã từng sinh con mắc phải hội chứng này.

The post Hội chứng Edwards, nguy hiểm tiềm ẩn appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ và những nguy hiểm khôn lường https://dochoitreem.com/benh-viem-phoi-o-tre-nho-va-nhu%cc%83ng-nguy-hie%cc%89m-khon-luong/ Mon, 10 Aug 2015 13:27:28 +0000 http://dochoitreem.com/?p=8892 Viêm phổi là căn bệnh rất dễ mắc ở trẻ nhỏ. Bệnh tiến triển rất nhanh mà không có triệu chứng đặc hiệu khiến cho việc nhận biết rất khó khăn. Bện viêm phổi ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến suy hô hấp. Vì vậy, […]

The post Bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ và những nguy hiểm khôn lường appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Viêm phổi là căn bệnh rất dễ mắc ở trẻ nhỏ. Bệnh tiến triển rất nhanh mà không có triệu chứng đặc hiệu khiến cho việc nhận biết rất khó khăn. Bện viêm phổi ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến suy hô hấp. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ về căn bệnh này để phát hiện kịp thời và có cách chữa trị sớm cho bé.

Nguyên nhân

benh viem phoi o tre em 1

Bệnh viêm phổi ở trẻ em xảy ra phần lớn là do vi rút, bao gồm vi rút hợp bào hô hấp, vi rút cúm, á cúm và adenovirus. Một số trường hợp bé bị viêm phổi là do các vi khuẩn, như phế cầu, liên cầu, haemophilus, tụ cầu và các vi khuẩn không điển hình. Hoặc xảy ra ở trẻ dưới một tuổi, do sinh non, thiếu cân, suy dinh dưỡng, còi xương, bị bệnh hô hấp mạn tính, sống trong môi trường ô nhiễm.

Triệu chứng

Trẻ khi mắc phải bệnh viêm phổi thường có dấu hiệu sốt, trẻ sơ sinh sẽ bị hạ thân nhiệt, mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi dơ, hơi thở thường có mùi và xuất hiện các triệu chứng như ho, ho có đờm xanh hoặc khó thở.

benh viem phoi o tre em 2

Nhịp thở của trẻ nhanh hơn so với bình thường. Trường hợp trẻ dưới 2 tháng tuổi sẽ có nhịp thở trên 60 lần/phút. Trẻ từ 2 – 12 tháng sẽ là trên hoặc bằng 50 lần/phút. Còn trẻ từ 1 – 5 tuổi sẽ là trên hoặc bằng 40 lần/ phút. Trường hợp trẻ từ 5 tuổi trở lên sẽ là trên 30 lần/phút.

Trẻ có sự co rút lõm ngực, cánh mũi phập phồng, chụp phổi có thể thấy các đám mờ rải rác ở 2 thể phế trường. Số lượng bạch cầu và bạch cầu trung tính trong máu tăng cao, trường hợp nặng có thể giảm hơn bình thường do trẻ không còn khả năng đề kháng.

Cách phòng bệnh viêm phổi cho trẻ

benh viem phoi o tre em 3

Để phòng tránh bệnh viêm phổi cũng như một số bệnh khác, trẻ phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời và kéo dài cho đến khi trẻ được 18 đến 24 tháng tuổi. Trẻ phải được chăm sóc, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi.

Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên, sử dụng nguồn nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm bảo vệ trẻ chống lại các mầm bệnh gây viêm phổi. Khử sạch không khí ô nhiễm trong nhà, đặc biệt là khói từ các bếp lò không an toàn sẽ giúp bé làm giảm nguy cơ viêm phổi nặng ở trẻ.

benh viem phoi o tre em 4

Để tránh đưa trẻ nhập viện trong tình trạng nặng như sốt cao, khó thở, thở nhanh, suy hô hấp,… Phụ huynh cần chú ý theo dõi khi trẻ có những dấu hiệu chuyển nặng bằng cách đếm nhịp thở và phân biệt độ lõm ở lồng ngực để đưa trẻ đến bệnh viên kịp thời.

Việc tiêm chủng vắc-xin sẽ giúp cung cấp sự bảo vệ chống lại sự nhiễm khuẩn gây ra bởi nhiều chủng phế cầu khác nhau. Bảo đảm giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài cũng như trong nhà. Đồng thời nên cho trẻ uống nhiều nước nhằm tránh mất nước.

The post Bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ và những nguy hiểm khôn lường appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ https://dochoitreem.com/benh-nhiem-khuan-duong-ho-hap-o-tre/ Mon, 03 Aug 2015 01:19:34 +0000 http://dochoitreem.com/?p=8585 Nhiễm khuẩn đường hô hấp là bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên đường hô hấp gồm tai, mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Thời gian ủ bệnh không quá 30 ngày, bệnh gây tỉ lệ […]

The post Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Nhiễm khuẩn đường hô hấp là bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên đường hô hấp gồm tai, mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi.

Thời gian ủ bệnh không quá 30 ngày, bệnh gây tỉ lệ tử vong cao so với các bệnh trẻ em khác. Ba mẹ phải cần tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, để có cách phòng và phát hiện bệnh sớm nhất.

benh nhiem khuan duong ho hap 1

1. Triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ

Ho, sốt, khó thở, đau họng, chảy nước mũi và chảy mủ tai. Thông thường, ho hay kèm theo sốt. Đa số trẻ bị ho, sốt, chảy nước mũi là do cảm cúm hoặc cảm lạnh, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần mà không phải dùng kháng sinh.

Ho và thở nhanh, khiến viêm phổi. Sự trao đổi oxy ở phổi bắt đầu khó khăn nên cơ thể rất dễ bị thiếu oxy. Trẻ có thể phản ứng lại tình trạng này bằng cách tăng nhịp thở lên. Nếu không thể đếm được nhịp thở của trẻ, ba mẹ có thể vén áo trẻ lên và quan sát lồng ngực.

benh nhiem khuan duong ho hap 2

Trẻ có thể bị co rút lồng ngực, đây cũng là một dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Để phát hiện triệu chứng này, ba mẹ cần vén áo trẻ lên và nhìn vào phần ranh giới giữa ngực và bụng xem có dấu hiệu lõm khi trẻ hít vào hay không. Nên bế trẻ nằm ngang trên lòng mẹ hoặc đặt nằm ngang trên giường để quan sát dễ dàng và chính xác.

2. Cách chăm sóc trẻ khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp

Khi trẻ mắc bệnh, ba mẹ cần cho trẻ ăn uống bình thường. Tuy nhiên, khi ho trẻ rất hay bị ói, dễ gây sặc thức ăn vào phế quản phổi, vì thế ba mẹ cần cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng, đồng thời chia nhỏ bữa thức ăn ra và cho trẻ ăn chậm từng chút một. Nếu trường hợp là trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú nhiều lần, uống nhiều ngụm nước nhỏ nhiều lần.

benh nhiem khuan duong ho hap 3

Nên cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước hoa quả. Nước đi vào cơ thể giúp trẻ hạ nhiệt, uống nhiều nước giúp làm loãng đàm và khi ho, đàm cũng dễ tống ra ngoài hơn. Để giảm ho, đau họng thì ba mẹ có thể áp dụng theo cách dân gian như chưng tắc, đường, mật ong,.. để giúp trẻ bớt ho.

Mẹ nên vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ, tắm, gội đầu với xà bông và nước ấm mỗi ngày để giúp trẻ nhanh lành bệnh. Phơi nắng giúp trẻ hấp thụ vitamin D, vỗ lưng thường xuyên và cho trẻ xúc miệng bằng nước muối. Đồng thời, ba mẹ cần dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, thông thoáng không khí, tránh khói bụi, khói thuốc,… nhằm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

benh nhiem khuan duong ho hap 4

Khi phát hiện các dấu hiệu trở nặng như khó thở hơn, thở nhanh hơn, không uống nước được, trẻ mệt hơn thì ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh vì ngoài chuyện tốn kém còn có tác dụng phụ, về lâu dài gây tình trạng vi khuẩn đề kháng.

The post Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Bệnh ho gà và cách chữa trị https://dochoitreem.com/benh-ho-ga-va-cach-chua-tri/ Mon, 03 Aug 2015 01:19:09 +0000 http://dochoitreem.com/?p=8576 Ho gà là một biệng nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới suy hô hấp, viêm não, thậm chí là tử vong. 1. Nguyên nhân […]

The post Bệnh ho gà và cách chữa trị appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Ho gà là một biệng nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới suy hô hấp, viêm não, thậm chí là tử vong.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh ho gà rất dễ lây nhiễm, bệnh gây ra bởi vi khuẩn bordetella pertussis. Vi khuẩn này bám vào các nhung mao lót ở phía trong một phần đường hô hấp trên. Vi khuẩn giải phóng độc tố, làm tổn thương nhung mao và gây viêm phù nề.

benh ho ga va cach chua tri 1

Người bị ho gà thường lây bệnh khi ho hoặc hắt hơi trong khi tiếp xúc gần với những người khác, sau đó những người này hít thở phải vi khuẩn ho gà. Nhiều trẻ sơ sinh bị ho gà do lây bệnh từ anh chị em, bố mẹ hoặc người chăm sóc mà thậm chí có thể họ không biết mình mắc bệnh.

2. Triệu chứng của bệnh

Giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh ho gà là ho nhẹ. Sau từ 7 đến 10 ngày, tình trạng ho nặng dần theo từng cơn và kéo dài cả vài tháng nếu không được điều trị. Trong thời kỳ này, người bệnh có những cơn ho kéo dài, ho không ngừng đến nôn mửa, khiến bệnh nhân chảy nước mắt, nước mũi.

benh ho ga va cach chua tri 2

Cơn ho dai dẳng có thể khiến người bệnh bừng mặt hay tím tái do suy hệ thống hô hấp, gây ra nghẹt thở và tử vong. Trẻ sơ sinh là đối tượng hay mắc bệnh ho gà thường nặng nhất. Có những trẻ ho nhiều đến mức chảy cả máu mắt. Phần lớn trẻ bị bệnh ho gà tử vong là do suy hô hấp, không đủ oxy.

3. Cách chữa trị sớm

Bệnh ho gà không để lại biến chứng nếu được điều trị kịp thời và sẽ hồi phục hoàn toàn. Đặc biệt là không để lại di chứng gì về đường hô hấp sau này, nên các bậc phụ huynh có thể yên tâm.

benh ho ga va cach chua tri 3

Bệnh nhi dưới 1 tuổi khi có biểu hiện mắc bệnh cần cho nhập viện để theo dõi cơn ho ngạt thở và ngừng thở ngạt, hút đờm dãi, thở oxy, bù nước và bù dinh dưỡng là rất cần thiết. Điều trị đặc hiệu bằng erythromycin với liều 50 mg/kg/ngày (trong vòng 14 ngày) theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với trẻ nhỏ, mẹ phải cho ăn lỏng hoặc bú nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ ho, nên bế trẻ ngồi dậy và nghiêng đầu về một bên. Các bà mẹ biết cách sơ cứu như hô hấp nhân tạo miệng cho trẻ khi trẻ có biểu hiện ngưng thở, cơ tránh khói bếp, nhất là khói thuốc lá.

benh ho ga va cach chua tri 4

Không để trẻ hít phải khó thuốc, khói bếp. Trong thời gian điều trị, nên cho bé uống nhiều nước, ăn các thức ăn dễ tiêu như cháo hoặc sữa. Tuy nhiên cần lưu ý, khi trẻ uống nước, bú, ăn cháo,… không nên cho trẻ ăn quá nhanh nhằm tránh bị sặc.

Với những người không mắc bệnh ho gà, nhưng phải thường xuyên tiếp xúc với các bệnh nhân ho gà sẽ được chỉ định điều trị dự phòng kháng sinh. Tuy nhiên, cũng nên hạn chế tiếp xúc tối đa với bệnh nhân nhất, đặc biệt là trong thời gian 7 ngày bắt đầu khởi bệnh.

The post Bệnh ho gà và cách chữa trị appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Bệnh tay, chân, miệng ở trẻ em https://dochoitreem.com/benh-tay-chan-mieng-o-tre-em/ Sat, 01 Aug 2015 01:03:44 +0000 http://dochoitreem.com/?p=8562 Bệnh tay, chân, miệng ở trẻ em do một loại vi rút nhiễm trùng gây nên. Bệnh gây ra mụn đỏ, mụn nước, đau họng và có thể gây biến chứng nguy hiểm cho bé. Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về triệu chứng cũng như cách phòng bệnh tay, chân, miệng. […]

The post Bệnh tay, chân, miệng ở trẻ em appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Bệnh tay, chân, miệng ở trẻ em do một loại vi rút nhiễm trùng gây nên. Bệnh gây ra mụn đỏ, mụn nước, đau họng và có thể gây biến chứng nguy hiểm cho bé. Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về triệu chứng cũng như cách phòng bệnh tay, chân, miệng. Ba mẹ có thể tham khảo để phòng và chữa bệnh cho bé tốt nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

benh tay chan mieng o tre 1

Các chủng vi rút coxsakie, thường là coxsakievirus A16, là nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Vi rút này rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua việc bắt tay, ho, hắt xì hơi hoặc chạm vào vật có dấu vết của vi rút, nên rất có thể bùng phát dịch bệnh.

Triệu chứng của bệnh

Thời gian ủ bệnh có thể từ 3 đến 7 ngày. Triệu chứng ban đầu thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Sau 1 – 2 ngày xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và dẫn đến loét.

benh tay chan mieng o tre 2

Ban da bắt đầu xuất hiện từ 1 – 2 ngày. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Tuy nhiên, ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.

Cách điều trị bệnh hiệu quả

Phát hiện dấu hiệu bệnh, ba mẹ cần đưa con đến các chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, bệnh viện để khám. Không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng. Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc đặc hiệu diệt vi rút gây bệnh tay, chân, miệng. Vì vậy, các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Mẹ nên cho bé dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ lượng nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao.

benh tay chan mieng o tre 3

Người bệnh cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu, vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Đối với các vùng da bị thương tổn, mẹ nên bội các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm cho các vùng xung quanh. Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, cần đưa bé đến bệnh viện ngay để có biện pháp điều trị tích cực.

Cách phòng ngừa bệnh tay, chân, miệng ở trẻ em

Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa là hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu thực sự cần thiết. Khi chăm sóc, mẹ nên nhắc nhỡ bé thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên làm sạch các bề mặt mà bé thường tiếp xúc, bao gồm cả đồ chơi.

benh tay chan mieng o tre 4

Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có clo. Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch. Cho trẻ nghỉ học, hạn chế đi chơi cho đến khi khỏi bệnh. Tránh cho trẻ tiếp xúc gần như ôm, hôn, ăn chung, uống chung với người bị tay chân miệng.

The post Bệnh tay, chân, miệng ở trẻ em appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ https://dochoitreem.com/benh-viem-phe-quan-o-tre-nho/ Sat, 01 Aug 2015 01:00:16 +0000 http://dochoitreem.com/?p=8531 Viêm phế quản là một dạng viêm nhiễm hay sưng viêm ở những đường thở lớn trong phổi. Khi trẻ nhỏ mắc phải những chứng như ho, đau họng, cúm, hay viêm xoang do vi rút gây nên. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dứt điểm, có thể gây […]

The post Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>
Viêm phế quản là một dạng viêm nhiễm hay sưng viêm ở những đường thở lớn trong phổi. Khi trẻ nhỏ mắc phải những chứng như ho, đau họng, cúm, hay viêm xoang do vi rút gây nên. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dứt điểm, có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp ở trẻ nhỏ.

benh viem phe quan o tre 1

Nguyên nhân và triệu chứng

Nguyên nhân gây bệnh là do siêu vi trùng xâm nhập vào phế quản. Ban đầu có thể bé chỉ có biểu hiện của chứng bệnh cảm lạnh như đau họng, mệt mỏi, sổ mũi, sốt lạnh. Sau đó nếu không được điều trị dứt điểm bé sẽ bị ho, xuất hiện đờm trong cổ họng, nặng hơn có thể là nôn mửa trong khi ho. Ngoài ra, bé cũng có thể chịu đựng cảm giác đau ngực, khó thở và thở khò khè.

benh viem phe quan o tre 2

Cách điều trị viêm phế quản cho trẻ

Để điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại kháng sinh thích hợp để điều tri dứt điểm. Bên cạnh việc dùng thuốc, các bậc cha mẹ cũng cần phải lưu ý một số điểm sau để giúp trẻ có thể nhanh chóng cải thiện tình hình.

– Cho trẻ uống đủ lượng nước. Lượng nước cơ thể bé cần mỗi ngày là khoảng từ 8 – 10 cốc nước. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa được hiện tượng khử nước và sung huyết.

benh viem phe quan o tre 3

– Dùng máy duy trì độ ẩm. Việc duy trì độ ẩm thích hợp trong phòng ngủ cũng như khu vui chơi của bé trong thời điểm này là rất cần thiết, điều này càng đặc biệt cần thiết nếu đó là mùa khô hanh, trong môi trường không khí thiếu đi độ ẩm cần thiết. Duy trì độ ẩm trong không khí sẽ giúp bé dễ thở và cảm thấy thoải mái hơn.

Cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Để phòng ngừa chứng viêm phế quản ở trẻ nhỏ, bạn cần nhắc nhỡ trẻ thường xuyên rửa tay, ăn uống hợp lý đảm bảo dinh dưỡng, ngủ đủ giấc. Giữ gìn vệ sinh môi trường sống. Cho trẻ bú mẹ, ăn đủ chất để nâng cao thể trạng cơ thể. Nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ thường xuyên. Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ theo quy định.

benh viem phe quan o tre 4

Tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Thậm chí, nhiều trẻ có tiền sử dị ứng với lông chó, mèo cũng có nguy cơ mắc chứng viêm phế quản khi chơi với thú nhồi bông.

The post Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ appeared first on Đồ chơi trẻ em - Shop đồ chơi trẻ em tphcm.

]]>