Hẹp bao đầu quy ở trẻ

Hẹp bao đầu quy ở trẻ là tình trạng bao da quy đầu bó chặt lại toàn bộ quy đầu làm cho quy đầu không lộn ra được ngay cả khi cương cứng. Khi trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý nhiều bậc cha mẹ vội vàng đưa trẻ đi nong bao quy đầu gây ra sẹo xơ hình hoặc do viêm nhiễm gây nên hiện tượng hẹp bao quy đầu bệnh lý nặng hơn.

hep bao dau quy o tre 1

1. Biểu hiện của trẻ khi bị hẹp bao quy đầu

– Ở trẻ nhỏ phần lớn bị hẹp bao đầu quy sinh lý, tức là bao đầu quy không kéo tuột xuống được do có tình trạng dính tự nhiên giữa bao và đầu quy.

– Khi bị hẹp bao đầu quy, trẻ thường phải rặn khi đi tiểu, bao da sẽ căng tròn như bong bóng khi trẻ đi tiểu, và tia nước tiểu thường yếu.

2. Mối nguy hại khi trẻ bị hẹp bao đầu quy

– Hẹp bao quy đầu là bệnh lý gặp ở đa số trẻ nhỏ, nhưng hầu hết cha mẹ đều không nhận biết được dấu hiệu trẻ bị hẹp, hay không muốn cho trẻ đi khám sớm, dẫn đến bệnh tình của bé càng trở nên nặng hơn.

– Khi bé trưởng thành, hẹp bao đầu quy thường gây đau khi dương vật cương cứng, một số trường hợp không cương cứng được, gây khó khăn trong quan hệ tình dục.

hep bao dau quy o tre 2

– Hẹp bao đầu quy làm cho nước tiểu đọng lại, dương vật phồng lên. Khi đi tiểu, nước tiểu thường không chảy ra hết mà phải đợi đến một lát sau. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng, lâu ngày sẽ gây viêm nhiễm bao đầu quy. Hậu quả lâu dài có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu hoặc ảnh hưởng đến thận. Nguy hiểm hơn, đó là nhiều người bị ung thư dương vật, phải cắt bỏ hoàn toàn bộ phận sinh dục.

3. Cách điều trị và chăm sóc trẻ khi bị hẹp đầu quy

– Dùng tay kéo căng hàng ngày và kết hợp với thuốc mỡ có steroid: Nếu bao đầu quy hẹp và chỉ để hở một lỗ nhỏ thì bạn có thể nhẹ nhàng kéo căng da đầu quy của bé vài lần để đưa thuốc vào bên trong, bạn cần thực hiện cho bé đều đặn từ 2-3 lần/ngày.

hep bao dau quy o tre 3

– Khi tắm cho bé, bạn nên rửa và lộn bao đầu quy cho con. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, sự tích tụ các cặn thừa trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu đọng ở nếp da đầu quy, gây viêm nhiễm cho bé. Thường xuyên vệ sinh bao quy đầu sạch sẽ cho bé, dần dần tình trạng hẹp bao đầu quy của bé sẽ được khỏi hẳn.

– Việc xử lý hẹp bao đầu quy cần được thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi trẻ từ 1-2 tuổi và muộn nhất là trước tuổi dậy thì. Nếu để quá tuổi trưởng thành mới can thiệp, bao đầu quy sẽ khó bóc tách hết, chưa kể những trường hợp đã có biến chứng xơ chai hoặc ung thư nghiêm trọng.

Bài viết liên quan