Cách cúng đầy tháng cho bé trai

Nghi lễ cúng đầy tháng cho bé trai đã có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Lễ cúng đầy tháng là một trong những nghi lễ quan trọng trong suốt quá trình hình thành, phát trển của một đời người. Nghi lễ là dịp để gia đình cảm tạ ơn trên đã giúp bé khỏe mạnh. Ngoài ra, mọi người trong đại gia đình cũng gửi những lời chúc, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho bé trai.

1. Mâm cúng đầy tháng

cúng đầy tháng 1

Đồ cúng gia đình bạn có thể tự chế biến hoặc đặt mua ở bên ngoài qua dịch vụ đồ cúng tâm linh. Ngoài việc chuẩn bị đồ cúng cho bàn thờ Phật, gia tiên, ông địa… thì lễ vật cúng đầy tháng cho con trai bao gồm:

  • 12 chén chè đậu trắng bằng nhau cho bé trai và một tô chè lớn
  • 13 đĩa xôi
  • 1 con gà luộc hoặc 01 con vịt luộc
  • Bộ tam sên (thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hay cua luộc)
  • Mâm ngũ quả
  • Hoa tươi
  • Nhang, đèn cầy
  • Trà, rượu
  • 1 bộ đồ hình thế (ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt đi để giải hạn cho bé)
  • 13 miếng trầu cánh phượng
  • 13 đôi hài
  • 13 bộ váy áo đẹp
  • 13 nén vàng

Đĩa xôi, miếng trầu, đôi hài, váy áo, nén vàng đều phải giống nhau, 12 món kích thước như nhau và có một cái to hơn. Ngoài ra, mâm cúng còn có thêm chén, muỗng, đũa và nhất nhiết phải có đôi đũa hoa vì Bà Chúa rất thích đôi đũa này. Mâm cúng như chè, xôi, trầu, đôi hài, nén vàng, váy áo phải đủ 13 món.

2. Nghi thức cúng đầy tháng

cúng đầy tháng 2

Gia đình sắp xếp mâm cúng ở trong nhà, mọi người đã đến đông đủ thì chủ nhà hoặc người cúng bắt đầu nghi lễ thường thường là sáng sớm hoặc buổi chiều.

Người cúng trịnh trọng khấn “Hôm nay, cháu bé tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc.”

2. Nghi thức khai hoa

images640059_IMG_2283

Gia đình cho con nằm ở giữa bàn, người lớn trong họ sẽ thắp hương và bắt đầu mở lời xin phép khai hoa. Người chủ lễ sẽ bồng con trai trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng con và đọc:

“ Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Đó là những lời chúc tốt lành gửi gắm vào đứa trẻ về một cuộc sống phía trước đầy niềm vui, hạnh phúc, may mắn, bình an, giàu có…

3. Nghi thức đặt tên cho con trai

dat-ten-cho-con-trai

Nghi thức đặt tên hay còn gọi Xin Keo là cách để người chủ xin ý kiến bề trên về cái tên định đặt cho con trai của mình. Bố mẹ và gai đình hầu hết muốn đặt tên cho con trai vừa có ý nghĩa vừa gửi gắm ước mơ về con sau này như: Đức, Tiến, Trung, Phát…vừa mạnh mẽ vừa dễ gọi.

Chủ lễ sẽ dùng 2 đồng tiền cổ bằng bạc gieo vào 1 chiếc đĩa sâu lòng. Chủ lễ gieo 2 đồng tiền nếu 1 úp, 1 ngửa nghĩa là cái tên đinh đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận. Nếu 2 mặt đều úp hoặc ngửa, chủ nhà phải làm lại và tuân thủ quy tắc quá tam ba bận, sau ba lần không được thì chọn tên khác cho con trai.

Chủ lễ sau khi khấn xong thì mọi người trong gia đình, họ hàng ăn uống sum vầy và gửi những lời chúc tốt đẹp, may mắn, lì xì cho con trai để hoàn tất tiệc đầy tháng.

Bài viết liên quan